[Chia sẻ] Trẻ sơ sinh uống canxi có bị táo bón không? Cách khắc phục tình trạng táo bón

Các bà mẹ hiện nay chắc đã biết đến Canxi và việc cung cấp bổ sung canxi cho trẻ. Tuy nhiên, việc cung cấp Canxi cho trẻ không phải  lúc nào cũng mang lại hiệu quả và không gặp tác dụng phụ nào. Một biểu hiện mà được các bà mẹ quan tâm nhất hiện nay khi dùng Canxi là táo bón. Vậy Trẻ sơ sinh uống Canxi có bị táo bón không? Cách khắc phục tình trạng táo bón ở đối tượng này phải thực hiện như thế nào? Các bà mẹ có thể tham khảo bài viết dưới đây.

Canxi là gì? Dấu hiệu trẻ sơ sinh thiếu canxi

Canxi tên khoa học là Calcium được biết là một trong những thành phần quan trọng và rất cần thiết đối với cơ thể con người. Canxi là thành phần cấu tạo nên khung cơ thể trong đó bao gồm xương, răng, hệ thống tim mạch, hệ thống dây thần kinh,… trong đó 99% Canxi phân bố trong xương và răng, còn 1% còn lại cấu thành nên hệ thống mạch máu, các mô và bộ phận khác.

Một số vai trò của Canxi có thể kể đến như:

  • Đảm bảo cho xương luôn chắc khỏe và độ cứng của răng. Nếu trong trường hợp bị gãy xương, Canxi giúp nhanh liền xương.
  • Ở trẻ em và thiếu niên, Canxi kích thích xương phát triển, tăng trưởng chiều cao đồng thời tham gia vào việc duy trì vốn xương của cơ thể. Đối với người cao tuổi, Canxi giúp phòng ngừa loãng xương và đảm bảo độ đàn hồi của xương.
  • Ngoài ra, Canxi có vai trò trong quá trình co cơ, dẫn truyền xung động thần kinh, đông máu, co bóp tim,…

Với những vai trò quan trọng như vậy, việc bổ sung đủ Canxi cho cơ thể là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, với mỗi đối tượng thì có nhu cầu Canxi khác nhau, tăng lên theo chiều dài độ tuổi. Ở đối tượng trẻ sơ sinh cần một lượng nhỏ Canxi cho cơ thể mỗi ngày. Tuy nhiên, ở trẻ em việc cung cấp thiếu canxi đã gây ra một số nguy hiểm đáng báo động. Các bà mẹ nên quan sát các dấu hiệu dưới đây để sớm phát hiện và điều trị cho trẻ. Một số dấu hiệu ở trẻ thiếu Canxi là:

Trẻ có biểu hiện quấy khóc, ngủ không sâu
Trẻ có biểu hiện quấy khóc, ngủ không sâu
  • Trẻ có biểu hiện quấy khóc, ngủ không sâu, giấc ngủ ngắn.
  • Trẻ lười ăn, bỏ bú, bú kém.
  • Cơ thể bé hay đổ mồ hôi, kể cả lúc ngủ hay thức.
  • Tóc trẻ rụng nhiều theo hình vành khăn, dẫn đến thóp rộng.
  • Lồng ngực đỏ, nhịp tim nhanh- mạnh, hơi thở ngắn- nông- gấp, có thể dẫn tới ngít thở.
  • Trẻ chậm biết lật, biết ngồi hay bò so với thời gian phát triển sinh lý ở trẻ em có sức khỏe bình thường.

Uống canxi có bị táo bón không ?

Hiện nay, các bà mẹ đã phát hiện ra tình trạng thiếu canxi ở trẻ và cung cấp bổ sung cho trẻ. Tuy nhiên, câu hỏi là nhiều bà mẹ đang thắc mắc nhất hiện nay là “Uống canxi có bị táo bón không ?”

Dựa trên tham vấn y khoa của các chuyên gia tiêu hóa, có thể khẳng định uống Canxi không hề gây táo bón hay gây nóng trong người. Thực tế, nguyên nhân gây ra táo bón được cho rằng do chế độ ăn và sinh hoạt không khoa học, dẫn đến ảnh hưởng đến hệ thống đường tiêu hóa và gây ra táo bón.

Những nguyên nhân gây táo bón khi cho trẻ uống canxi

Một số nguyên nhân gây ra táo bón khi cho trẻ uống Canxi mà các bà mẹ cần biết như:

  • Hàm lượng Canxi trong cơ thể quá cao: khi bổ sung nhiều canxi dưới chế phẩm Canxi vô cơ như Canxi cacbonat thì cơ thể sẽ khó hấp thu hơn khi dùng Canxi hữu cơ. Canxi vô cơ dư thừa trong cơ thể dễ dàng tích lũy trong cơ thể khiến trẻ bị táo bón, phân cứng, khô, nguy hiểm hơn có thể gây ra sỏi thận,…
  • Dùng thực phẩm có chứa nhiều acid Oxalic, chất béo: Một số thực phẩm chứa nhiều acid oxalic, chất béo như các loại mỳ sợi, phở, rau chân vịt, sắn, măng tây, cà tím,… có thể gây thừa canxi và tăng lắng đọng canxi oxalat, dẫn đến tăng khả năng cơ thể bị táo bón, sỏi tiết niệu. Ngoài ra, những thực phẩm giàu đạm, chất béo ít được hấp thu ở đường ruột trẻ em khiến chúng tích lũy và có thể gây đầy hơi, chướng bụng và táo bón ở trẻ.
  • Uống canxi cùng với sữa: Sữa và canxi uống cùng một lúc sẽ cạnh tranh và tương tác giữa chúng tạo phức hợp làm giảm hấp thu Canxi, gây ra thừa canxi trong đường ruột và thiếu canxi trong các tổ chức.

    Uống canxi cùng với sữa
    Uống canxi cùng với sữa
  • Thực phẩm ăn uống hằng ngày có lượng chất xơ thiếu: Chất xơ làm mềm phân, lỏng phân. Vì vậy thiếu chất xơ khiến phân bé cứng, rắn khó đi ngoài và gây ra táo bón.
  • Chỉ cung cấp Canxi và không dùng kèm Vitamin D. Canxi thô khi vào cơ thể sẽ khó hấp thu. Vitamin D giúp chuyển hóa Canxi thành dạng dễ hấp thu và thẩm thấu từ thành ruột vào máu.

Bổ sung canxi đúng cách cho bé để tránh bị táo bón

Canxi thực sự cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, phải bổ sung như thế nào mới đúng cách, mới giúp cơ thể dễ hấp thu và chuyển hóa? Chúng tôi xin chia sẻ một số biện pháp sau:

Kiểm tra kỹ tình trạng sức khỏe của bé

Trước khi cho trẻ uống canxi, các bà mẹ nên kiểm tra lại tình trạng cơ thể trẻ để đảm bảo không gây ra tác dụng phụ gì khi bổ sung Canxi. Các mẹ nên lưu ý tới cơ địa nóng hay không? Có các bệnh liên quan đến liên quan đến đường tiêu hóa như táo bón, chướng bụng, đầy hơi,… hay không? Khi cơ thể trẻ đang gặp những dấu hiệu này, các mẹ chưa nên dùng Canxi ngay, vừa không hấp thu được Canxi, vừa tăng tỷ lệ gặp chứng cho trẻ.

Kiểm tra lại những loại thuốc trẻ đang sử dụng

Một số loại thuốc có thể tương tác khi dùng kèm với Canxi như kháng sinh, sắt,… sẽ tạo thành phức làm giảm hấp thu Canxi gây ra chướng hơi, đầy bụng, khó tiêu và táo bón.

Nếu trong đơn thuốc có những loại thuốc này, các bà mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên gia để có cách dùng cùng hiệu quả, tránh tương tác không tốt cho cơ thể. Nếu cần thiết thì nên dùng hết thuốc cũ rồi mới bổ sung Canxi cho trẻ.

Bổ sung Canxi cho bé qua sữa mẹ

Bổ sung Canxi cho bé qua sữa mẹ
Bổ sung Canxi cho bé qua sữa mẹ

Đối với trẻ sơ sinh, hệ thống đường tiêu hóa còn chưa hoàn thiện, việc hấp thu Canxi còn rất hạn chế. Vì vậy, việc bổ sung Canxi cho bé qua sữa mẹ thực  sự rất cần thiết. Có thể nhiều bà mẹ còn thắc mắc là “tại sao không dùng cùng Canxi với sữa nhưng lại cung cấp canxi cho trẻ qua sữa mẹ? Như thế có bất lợi gì không?” Thực chất, canxi khi đưa vào cơ thể trẻ là dạng đã chuyển hóa trong cơ thể mẹ, không còn tạo phức khó hấp thu với sữa nên trẻ có thể hấp thu tốt.

Uống Canxi chia thành nhiều lần trong ngày:

Việc hấp thu một lần với lượng Canxi lớn đối với cơ thể trẻ là không có lợi và không mang lại hiệu quả tốt nhất. Việc này làm dư thừa lượng Canxi trong đường ruột và dễ dàng gây ra tình trạng táo bón cho trẻ. Vì vậy, các bà mẹ có thể chia nhỏ liều dùng Canxi thành nhiều lần dùng trong ngày cho trẻ để đảm bảo hiệu quả và nồng độ để trẻ hấp thu và chuyển hóa.

Tắm nắng mỗi ngày

Khi phơi nắng mỗi ngày, vitamin D sẽ giúp chuyển hóa Canxi có nhiều trong ánh nắng tự nhiên. Các bà mẹ nên cho con tắm nắng hàng ngày để cơ thể có thể hấp thu một lượng canxi có trong nguồn dinh dưỡng hằng ngày. Đồng thời, việc làm này cũng là một trong những phương pháp giúp trẻ phát triển xương và hệ thống cấu trúc chơ cơ thể, bé cứng cáp, khỏe mạnh, phát triển hệ thống miễn dịch. Thời điểm mà các bà mẹ có thể co trẻ tắm nắng hàng ngày là khoảng từ 7h – 8h sáng, khi ánh nắng mắt trời chưa gắt, gây nóng cho da.

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về vấn đề cung cấp Canxi cho trẻ sơ sinh. Hy vọng sẽ cung cấp cho các ông bố bà mẹ nguồn thông tin hữu ích và áp dụng vào việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ.

Xem thêm: [Chia sẻ] Tại sao trẻ uống sữa công thức bị táo bón ? Pha sữa đúng cách cho trẻ

 

Dược sĩ Lưu Anh

Dược sĩ Lưu Anh tốt nghiệp tại ngôi trường đào tạo hệ dược sĩ đại học danh giá nhất Việt Nam - Trường Đại học Dược Hà Nội. Sau một thời gian làm việc tại khoa dược của một bệnh viện lớn trên Hà Nội, Anh được mời làm biên tập viên của Trang thông tin sức khỏe về bệnh đường tiêu hóa