[Bật mí] Xây dựng chế độ ăn phù hợp cho người bị trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày là một bệnh vô cùng phổ biến, có thể gặp ở cả người trẻ và người cao tuổi. Vì là một bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, nên dù bị bệnh do nguyên nhân nào thì người bệnh cũng cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống của bản thân. Vậy chế độ ăn cho người bị trào ngược dạ dày là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Chế độ ăn cho người bị trào ngược dạ dày
Chế độ ăn cho người bị trào ngược dạ dày

Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn uống cho người trào ngược dạ dày

Như các bạn đã biết, trào ngược dạ dày là một bệnh xảy ra khi cơ vòng thực quản hoạt động bất thường, dẫn tới việc axit dịch vị trào ngược lên thực quản gây ra những tổn thương cho hệ tiêu hóa. Vì vậy, việc xây dựng chế độ ăn uống cho người bệnh là vô cùng quan trọng, cần đảm bảo một số nguyên tắc bắt buộc để hạn chế tính nghiêm trọng của bệnh cũng như rút ngắn thời gian điều trị bệnh.

  • Bác sĩ Ekta Gupta ( chuyên khoa tiêu hóa của Johns Hopkins Medicine) chia sẻ: “Chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc kiểm soát các triệu chứng trào ngược axit và là phương pháp điều trị đầu tiên được áp dụng cho những người bị GERD.”
  • Bệnh trào ngược dạ dày tiến triển do sự mất cân bằng giữa các yếu tố tấn công dạ dày và yếu tố bảo vệ dạ dày. Và thức ăn đưa vào là một tác nhân chủ yếu gây ảnh hưởng đến vấn đề này. Vì vậy, người bệnh cần lưu ý đến các loại thực phẩm, nên chọn những loại thực phẩm giúp giảm tính axit, bảo vệ thực quản.
  • Lựa chọn các loại thực phẩm có tính kiềm hoặc trung hòa để làm giảm lượng axit như bánh mỳ, bột yến mạch ( có chứa tinh bột),… hoặc các sản phẩm chứa đạm, chất xơ.
  • Tránh các loại thực phẩm làm tăng lượng axit trong dạ dày hoặc gây kích thích cho cơ vòng thực quản như chanh, cam, bưởi, đồ uống có gas, bạc hà, dưa muối,…
  • Tránh các loại thực phẩm gây ra chứng ợ nóng như đồ chiên rán, đồ ăn nhanh, khoai tây chiên, phô mai, gia vị cay nóng ( hạt tiêu, ớt bột,…)
  • Ăn các loại thực phẩm có hàm lượng nước cao như dưa chuột, rau diếp, dưa hấu, uống trà,… để làm loãng axit trong dạ dày.
  • Chia nhỏ bữa ăn và ăn nhiều bữa trong ngày, không ăn quá no hoặc không để dạ dày đói.
  • Không ăn vào buổi tối gần giờ đi ngủ hoặc ăn đêm.
  • Uống đủ nước mỗi ngày ( duy trì lượng nước 2-2,5 lít), có thể uống nước ép trái cây nhưng không được uống quá nhiều.
  • Ăn đúng giờ, đúng bữa, bổ sung các dưỡng chất thiết yếu để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Người bị trào ngược dạ dày nên ăn thực phẩm gì?

Một số loại thực phẩm dành cho người bệnh trào ngược dạ dày để cải thiện triệu chứng và tăng hiệu quả điều trị là:

Rau xanh

Rau xanh là loại thực phẩm rất tốt cho người bị trào ngược dạ dày
Rau xanh là loại thực phẩm rất tốt cho người bị trào ngược dạ dày
  • Đây là loại thực phẩm được đưa ra hàng đầu trong chế độ ăn của người bệnh trào ngược dạ dày. Trong rau xanh có chứa rất nhiều dưỡng chất như vitamin, chất xơ, protein, khoáng chất,… Những thành phần này có tác dụng tăng cường sức khỏe, sức đề kháng, hỗ trợ điều trị bệnh. Đặc biệt, chất xơ trong rau xanh có tác dụng hỗ trợ quá trình tiêu hóa, chống táo bón, tăng cảm giác no giúp bạn hạn chế việc ăn quá nhiều,…
  • Một số loại rau xanh tốt cho người bệnh: bông cải xanh, đậu xanh, rau diếp,… Nên chế biến bằng cách hấp hoặc luộc, không chiên, xào, rán,…

Gừng, nghệ

  • Gừng, nghệ là những loại thực phẩm nổi tiếng với khả năng chống viêm, loét, giảm đau bụng, triệu chứng ợ hơi, ợ chua, hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh trào ngược dạ dày vô cùng hiệu quả. Trong gừng và nghệ có chứa các chất như curcumin, demethoxycurcumin,… nên có tác dụng chống viêm, nhiễm trùng, giảm cảm giác buồn nôn, đau rát vùng thượng vị do bệnh trào ngược dạ dày gây ra.
  • Các bạn có thể sử dụng gừng, nghệ để chế biến món ăn hằng ngày, pha làm trà uống. Đặc biệt, có thể uống tinh bột nghệ hằng ngày để tăng hiệu quả điều trị bệnh.

Thịt nạc

  • Trong quá trình điều trị bệnh, người bệnh vẫn cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng. Vì vậy, mỗi bữa ăn vẫn cần có thịt thay vì chỉ ăn rau hay hoa quả. Tuy nhiên, thịt cần đảm bảo vừa an toàn cho dạ dày vừa bổ sung lượng đạm đầy đủ cho cơ thể. Khi mua thịt, bạn cần tránh mua thịt mỡ ( vì sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa thức ăn, không tốt cho dạ dày) và có màu nhạt, bỏ phần da để hạn chế áp lực cho dạ dày.
  • Cũng như các loại rau xanh, thịt cũng cần chế biến bằng cách luộc hoặc hấp, không chiên rán, không thêm nhiều gia vị cay nóng,…

Bột yến mạch

Bột yến mạch có chứa hàm lượng lớn chất xơ nên có tác dụng cải thiện triệu chứng trào ngược dạ dày
Bột yến mạch có chứa hàm lượng lớn chất xơ nên có tác dụng cải thiện triệu chứng trào ngược dạ dày
  • Bột yến mạch có chứa hàm lượng lớn chất xơ nên có tác dụng cải thiện triệu chứng trào ngược dạ dày, cải thiện sức khỏe đường ruột, giảm táo bón, giảm kích ứng niêm mạc… Bột yến mạch có chất xơ ở dạng sợi nên giúp người bệnh có cảm giác nhanh no khi ăn, từ đó hạn chế lượng thức ăn đưa vào và tránh tình trạng quá tải cho dạ dày. Ngoài ra, bột yến mạch còn có tác dụng hấp thu axit trong dạ dày, hạn chế tình trạng ợ hơi, ợ chua, trào ngược.
  • Bạn có thể nấu cháo yến mạch hoặc ăn yến mạch với trái cây vào buổi sáng đều rất tốt cho hệ tiêu hóa.

Hải sản

Cũng giống như thịt nạc, hải sản có chứa rất ít chất béo, mang hàm lượng lớn các chất dinh dưỡng nên rất thích hợp cho người bệnh trào ngược dạ dày. Các bạn nên chế biến bằng cách luộc hoặc hấp để giữ nguyên dưỡng chất và giúp cho quá trình tiêu hóa được trơn tru, thuận lợi hơn.

Tham khảo thêm: Thuốc điều trị trào ngược dạ dày thực quản Gaviscon có tốt không? Giá bao nhiêu?

Chất béo lành mạnh

Nếu quá chán ngán với những loại thực phẩm khô khan như thịt nạc, rau xanh,… thì bạn có thể bổ sung thêm các loại thực phẩm có chứa chất béo với điều kiện đó là chất béo lành mạnh. Một số loại thực phẩm có chứa chất béo lành mạnh dành cho người bệnh trào ngược dạ dày là: quả bơ, quả óc chó, hạt lanh, dầu oliu, dầu hướng dương,…

Các loại đỗ

  • Các loại thực phẩm như đậu Hà Lan, đậu xanh, đậu đỏ, đậu nành, đậu tương… có chứa rất nhiều chất xơ, amino acid cần thiết nên được khuyên dùng cho người bệnh trào ngược dạ dày.
  • Tuy nhiên, khi sử dụng các loại đỗ, đậu này, bạn cần chú ý ngâm qua đêm trước khi chế biến. Đồng thời chia thành nhiều bữa nhỏ để ăn, tránh tình trạng đầy hơi do phức hợp carbohydrate có trong đậu gây ra.

Sữa chua

  • Trong sữa chua có chứa hàm lượng lớn Probiotic giúp cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột, cải thiện chức năng đường tiêu hóa, có lợi cho dạ dày, giúp ngăn ngừa và hạn chế các triệu chứng trào ngược dạ dày. Ngoài ra, trong sữa chua còn có protein, vitamin, chất béo lành mạnh, khoáng chất,… giúp tăng sức đề kháng, thúc đẩy quá trình trao đổi chất cho cơ thể.
  • Để cung cấp đầy đủ dưỡng chất và tăng hiệu quả cho quá trình trị bệnh, bạn nên dùng một hũ sữa chua mỗi ngày hoặc có thể kết hợp với hoa quả, rau xanh làm salad.

Lòng trắng trứng gà

Bổ sung lòng trắng trứng gà vào chế độ ăn hằng ngày sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng bệnh trào ngược dạ dày rất tốt
Bổ sung lòng trắng trứng gà vào chế độ ăn hằng ngày sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng bệnh trào ngược dạ dày rất tốt

Bổ sung lòng trắng trứng gà vào chế độ ăn hằng ngày sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng bệnh một cách đáng kể. Trong lòng trắng trứng gà có chứa protein, acid amin, lecithin, ít chất béo hơn lòng đỏ trứng gà, nên có tác dụng thúc đẩy quá trình làm lành vết thương, điều hòa việc tiết axit dạ dày, ngăn ngừa viêm loét, trào ngược dạ dày, kiểm soát triệu chứng ợ chua, ợ nóng, khó tiêu,…

Loại hoa quả tốt cho người trào ngược dạ dày

Hoa quả là một loại thực phẩm rất cần thiết cho người bệnh trào ngược dạ dày bởi thành phần dưỡng chất vitamin, khoáng chất,… Tuy nhiên, không phải loại trái cây nào cũng có thể sử dụng cho người bệnh mà cần phải lựa chọn theo nguyên tắc chung.

Một số loại hoa quả mà người bệnh trào ngược dạ dày nên sử dụng là:

  • Chuối: trong chuối có chứa rất nhiều dưỡng chất như vitamin A, vitamin nhóm B, khoáng chất thiết yếu,… Đặc biệt là chất xơ, chất này có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, hạn chế đầy bụng, giảm táo bón, tăng cảm giác no nên hạn chế người bệnh ăn nhiều gây áp lực cho dạ dày,… Ngoài ra, chuối còn có tác dụng làm giảm lượng acid trong dạ dày, hạn chế triệu chứng ợ hơi, ợ chua.
  • Dưa hấu: ngoài các thành phần vitamin, dưỡng chất, khoáng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho hệ tiêu hóa, dưa hấu còn có hàm lượng lớn nước, khi ăn vào sẽ làm loãng acid ở dạ dày. Từ đó hạn chế được triệu chứng ợ chua, ợ nóng, đau rát vùng thượng vị,…
  • Táo, lê: 2 loại quả này có độ pH cao, khi đưa vào cơ thể sẽ trung hòa bớt lượng acid ở dạ dày, giảm tình trạng trào ngược, ợ chua, ợ nóng. Ngoài ra, táo và lê còn giúp hình thành một lớp lót thực quản, giúp bảo vệ và làm giảm cảm giác khó chịu khi dịch dạ dày trào ngược lên thực quản.
  • Quả óc chó: trong quả óc chó có chứa nhiều chất xơ nên rất tốt cho hệ tiêu hóa, giảm táo bón, đầy bụng, cải thiện và tăng cường chức năng của dạ dày, ruột, tăng sức đề kháng cho cơ thể,… Các bạn có thể ăn trực tiếp hoặc dùng với sữa chua mỗi ngày để hỗ trợ điều trị, cải thiện triệu chứng bệnh.

Người bị trào ngược dạ dày nên uống gì?

Bên cạnh việc bổ sung dưỡng chất qua các loại thực phẩm, bạn cần kết hợp các loại đồ uống thích hợp trong chế độ ăn hằng ngày để cơ thể được bổ sung một cách đầy đủ các dưỡng chất, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh một cách hiệu quả hơn.

Sữa tươi

Sử dụng sữa tươi giúp giảm các triệu chứng ợ hơi, ợ chua trong trào ngược dạ dày
Sử dụng sữa tươi giúp giảm các triệu chứng ợ hơi, ợ chua trong trào ngược dạ dày
  • Sữa tươi thường được các chuyên gia khuyên dùng để hạn chế các triệu chứng ợ hơi, ợ nóng, ợ chua do bệnh trào ngược dạ dày gây ra. Trong sữa tươi có chứa các thành phần vitamin, khoáng chất, acid lactic, protein, chất béo lành mạnh nên có tác dụng trung hòa bớt acid ở dạ dày, hỗ trợ hiệu quả đường tiêu hóa, tăng sức đề kháng cho cơ thể,…
  • Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại sữa tươi, bạn cần chọn đúng loại phù hợp với người bệnh trào ngược dạ dày thì mới đem lại hiệu quả cao. Khi dùng sữa tươi cho người bệnh trào ngược dạ dày cần lưu ý một số vấn đề sau:
  • Sữa tách béo hoặc không chứa chất béo để tránh làm trầm trọng thêm tình trạng trào ngược dạ dày.
  • Không nên uống quá nhiều sữa tươi mỗi ngày ( dưới 400ml)
  • Không uống sữa khi đói, thời điểm thích hợp nhất là khoảng 2 giờ sau bữa ăn chính.
  • Nên uống sữa ấm.

Trà thảo mộc

Các loại trà như trà gừng, trà nghệ, thảo mộc,… rất có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là hệ tiêu hóa. Các loại trà này thường có tác dụng chống viêm, điều hòa việc tiết acid của dạ dày, làm dịu các vết thương, giảm kích ứng dạ dày,… Từ đó giúp hạn chế triệu chứng ợ chua, ợ hơi, đầy bụng, giảm cảm giác khó chịu khi dịch dạ dày trào ngược lên thực quản.

Giấm táo

Tuy chưa có nghiên cứu nào về tác dụng hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày của giấm táo, song nhiều người đã qua sử dụng và khẳng định về tác dụng của giấm táo. Tuy nhiên, do có hàm lượng acid nên bạn chỉ nên uống một lượng nhỏ để tránh gây kích ứng dạ dày. Bạn nên pha một lượng nhỏ giấm táo với nước ấm và sử dụng trong hoặc sau bữa ăn để thúc đẩy quá trình tiêu hóa, giảm tình trạng đầy bụng và một số triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày.

Mật ong

  • Mật ong rất được khuyến khích sử dụng cho người trào ngược dạ dày bởi nó mang lại nhiều công dụng có lợi cho đường tiêu hóa và giúp hạn chế, cải thiện được nhiều triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày.
Mật ong giúp hạn chế các triệu chứng của trào ngược dạ dày rất tốt
Mật ong giúp hạn chế các triệu chứng của trào ngược dạ dày rất tốt
  • Bạn có thể sử dụng mật ong để chế biến thức ăn hoặc pha với lượng nhỏ nước chanh tươi và nước ấm để uống đều rất có lợi cho hệ tiêu hóa và sức khỏe bản thân.

Nước ép hoa quả

Nếu là một người không thích trái cây, bạn có thể bổ sung dưỡng chất cho cơ thể bằng cách uống nước ép hoa quả. Việc này sẽ giúp cho hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả hơn, giảm tình trạng ợ hơi, ợ chua, khó chịu, đầy bụng,…

Bị trào ngược dạ dày cần tránh xa gì?

Một số loại thực phẩm có tính acid mạnh hoặc dễ gây kích thích cơ vòng thực quản nên rất có hại cho người bệnh trào ngược dạ dày, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình điều trị bệnh. Vì vậy, bạn cần lưu ý tránh xa các loại thực phẩm này nhé!

  • Các loại hoa quả có nồng độ acid cao như cam, quýt, bưởi, chanh,… thường kích thích tăng tiết acid ở dạ dày, gây rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày.
  • Thực phẩm cay nóng: các loại thực phẩm có chứa nhiều gia vị cay nóng như ớt, tiêu, mù tạt,… rất dễ gây kích ứng niêm mạc dạ dày, cơ vòng thực quản, làm nghiêm trọng hơn tình trạng trào ngược, viêm loét dạ dày, tổn thương thực quản,… Đồng thời, các chất này cũng làm cản trở quá trình điều trị bệnh nên cần phải tránh xa.
  • Muối, đường: sử dụng đồ ăn quá mặn hoặc quá ngọt sẽ làm tăng tiết dịch dạ dày, mang lại cảm giác đau bụng, đầy bụng, khó tiêu, từ đó làm trầm trọng thêm tình trạng trào ngược, ợ hơi, ợ chua,…
  • Thực phẩm chứa nhiều chất béo: sử dụng các loại thực phẩm nhiều chất béo như đồ chiên rán, mỡ động vật, thực ăn nhanh, sữa nguyên chất,… cho người trào ngược dạ dày thường gây nên triệu chứng buồn nôn, ợ hơi, ợ chua, đầy bụng, đau vùng thượng vị.
  • Đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh: khi sử dụng các loại thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh sẽ gây kích ứng thực quản, dạ dày, làm tăng tiết acid dịch vị và làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh. Vì vậy, bạn cần chú ý sử dụng thức ăn có nhiệt độ vừa phải để giữ ổn định cho các cơ quan đường tiêu hóa.
  • Rượu, bia, nước ngọt, đồ uống có gas: các loại đồ uống này thường làm tăng áp lực cho dạ dày, từ đó gây ra các triệu chứng đầy bụng, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, trào ngược dạ dày, suy giảm chức năng đường tiêu hóa và cản trở quá trình trao đổi chất. Vì vậy, để đảm bảo quá trình điều trị bệnh đạt hiệu quả cao, bạn cần hạn chế tối đa các loại đồ uống này.

Tham khảo thêm: [Bật mí] Cách chữa trào ngược dạ dày bằng lá trầu không ít người biết

Kết hợp ăn uống và điều chỉnh thói quen sinh hoạt

Có thể thấy, việc xây dựng chế độ ăn uống cho người bệnh trào ngược dạ dày là vô cùng quan trọng đúng không nào? Tuy nhiên, nếu chỉ áp dụng các quy tắc về ăn uống thì chưa đủ, để đảm bảo đạt hiệu quả tốt nhất cho quá trình điều trị và hạn chế được tối đa các triệu chứng, người bệnh cần kết hợp các thói quen sinh hoạt lành mạnh, hợp lý.

Một số thói quen sinh hoạt lành mạnh, hợp lý dành cho người bệnh trào ngược dạ dày:

Ngủ sớm là thói quen rất tốt giúp hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày
Ngủ sớm là thói quen rất tốt giúp hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày
  • Không vận động mạnh, không nằm khi vừa ăn xong
  • Ăn đúng giờ, đúng bữa, chia nhỏ các bữa ăn, không ăn quá no. Trong mỗi bữa ăn cần ăn chậm, nhai kỹ, không nên vừa ăn vừa xem tivi, điện thoại,…
  • Không thức quá khuya
  • Giữ gìn vệ sinh ăn uống, không ăn đồ ăn ở vỉa hè, lòng đường,…
  • Hạn chế sử dụng các loại thuốc giảm đau vì các loại thuốc này thường có tác dụng phụ là gây viêm loét dạ dày.
  • Tránh stress, căng thẳng, lo âu,…

Người bị trào ngược dạ dày cần lưu ý gì để xây dựng chế độ ăn phù hợp?

Để xây dựng được chế độ ăn phù hợp với bản thân, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Lựa chọn các loại thực phẩm vừa đảm bảo sức khỏe, vừa phù hợp với điều kiện kinh tế của bản thân.
  • Tham khảo chế độ ăn uống từ các nguồn đáng tin cậy, tốt nhất là hỏi ý kiến của bác sĩ, dược sĩ để đảm bảo an toàn sức khỏe và mang lại hiệu quả cao cho quá trình trị bệnh.
  • Đảm bảo tần suất sử dụng phù hợp với mỗi loại thực phẩm, không nhiều quá cũng không ít quá.
  • Nếu áp dụng chế độ ăn uống như trên mà không thấy hiệu quả, bạn nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra tình trạng sức khỏe cũng như tìm ra chế độ ăn phù hợp hơn.
  • Chế độ ăn uống chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng, tăng hiệu quả cho quá trình điều trị, không thể chữa khỏi bệnh một cách dứt điểm. Vì vậy, bạn cần sử dụng thuốc điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ và kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, hợp lý.

Tài liệu tham khảo:

  • https://www.hopkinsmedicine.org/health/wellness-and-prevention/gerd-diet-foods-that-help-with-acid-reflux-heartburn
  • https://www.youtube.com/watch?v=9AsQfsZz6Do

Dược sĩ Lưu Anh

Dược sĩ Lưu Anh tốt nghiệp tại ngôi trường đào tạo hệ dược sĩ đại học danh giá nhất Việt Nam - Trường Đại học Dược Hà Nội. Sau một thời gian làm việc tại khoa dược của một bệnh viện lớn trên Hà Nội, Anh được mời làm biên tập viên của Trang thông tin sức khỏe về bệnh đường tiêu hóa