[Chia sẻ] Tác dụng chữa trào ngược dạ dày tuyệt vời của trà dây

Giới thiệu về trà dây

Trà dây là vị thuốc quen thuộc của đông y, có tên khoa học là ampelopsis cantoniensis. Trà dây thuộc họ nho với tên khoa học là vitaceae. Chúng đã được ứng dụng từ rất lâu đời trong điều trị một số các bệnh đặc biệt là các bệnh về dạ dày như viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày, …

Sở dĩ chúng có những tác dụng vượt trội như vậy là vì trong trà dây có chứa hàm lượng lớn các hoạt chất thuộc nhóm flavonoid. Trong  đó có hai hoạt chất chính làm nên tác dụng của trà dây đó là Myricetin và dihydromyricetin. Hàm lượng của hai hoạt chất này trong trà dây khá cao có thể lên tới khoảng 20%. Ngoài ra trà dây còn chứa các hoạt chất khác như tanin catechic với hàm lượng dao động từ 11% đến 14%, các protein, nguyên tố vi lượng như khoáng chất và các vitamin, đường .

Hai hoạt chất chính thuộc nhóm flavonoid là myricetin và dihydromyricetin là những chất có khả năng chống oxy hóa vượt trội. Do đó giúp tiêu diệt một số các loại vi khuẩn có hại đặc biệt là các chủng vi khuẩn tụ cầu vàng, vi khuẩn Hp ,…

Theo một số các nhà nghiên cứu được thực hiện tại việt nam, trà dây có những tác dụng trên đường tiêu hóa như sau:

  • Chúng có khả năng làm giảm nồng độ axit dịch vị
  • Giảm tình trạng  loét
  • Ức chế sự phát triển của vi khuẩn Hp
  • Chúng có khả năng giảm đau vùng thượng vị có ý nghĩa do trà dây có khả năng trung hòa axit tương tự như các thuốc kháng axit theo kiểu trung hòa hiện nay. Tác dụng trung hòa này có thể kéo dài bài lên đến 20 giờ .
  • Trà dây thúc đẩy quá trình liền sẹo nhờ làm giảm yếu tố gây loét là axit dịch vị và các chất chống viêm chống oxy hóa, cải thiện tuần hoàn niêm mạc dạ dày nên thúc đẩy quá trình tái tạo tạo các tế bào biểu mô niêm mạc dạ dày. Từ đó vết loét lành lại.
  • Vi khuẩn Hp hay còn gọi là vi khuẩn helicobacter pylori là các loại vi khuẩn đóng vai trò chính trong các bệnh về về viêm loét dạ dày hiện nay. Dưới tác dụng của trà dây, Hp có thể bị tiêu diệt với tỉ lệ làm sạch khoảng 43%. Điều này là nhờ trà dây có khả năng nhưng làm giảm axit dịch vị, đồng thời chúng có khả năng kháng khuẩn tương tự như một số loại kháng sinh nhóm tetracyclin hay nhóm beta lactam.
  • Với hàm lượng lớn flavonoid, đây là những chất có khả năng chống viêm hiệu quả. Do đó nó có tác dụng chống viêm rất tốt làm giảm viêm, giảm loét, giảm các triệu chứng ảnh trong trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng, …

Có thể dùng trà dây chữa trào ngược dạ dày không ?

Trà dây
Hình ảnh: Trà dây

Với những tác dụng điển hình của các hoạt chất có chứa trong trà dây, đồng thời trà dây cũng được chứng minh tác dụng theo kinh nghiệm sử dụng lâu đời và theo các nghiên cứu hiện đại. Với những tác dụng giảm bớt cơn đau thượng vị, làm giảm nồng độ axit dịch vị bằng cách trung hòa axit. Ngoài ra trà dây còn có tác dụng thúc đẩy quá trình liền sẹo, kháng khuẩn, giảm viêm. Do đó trà dây cho thấy hiệu quả rất tốt trong điều trị trào ngược dạ dày.

Công dụng của trà dây trong chữa trào ngược dạ dày

Trà dây làm giảm nồng độ axit dịch vị theo cơ chế trung hòa bởi tác dụng kéo dài khoảng 20 giờ, điều này sẽ làm giảm một cách cách tối đa các triệu chứng thường thấy trong trào ngược dạ dày như ợ hơi ợ chua, khó tiêu, buồn nôn, … Đồng thời trà dây còn giúp làm giảm cơn đau thượng vị nhanh chóng, thúc đẩy quá trình liền sẹo ở các vị trí tổn thương ở thực quản và dạ dày, ngăn ngừa các biến chứng trong trào ngược dạ dày như hẹp thực quản, Barriet thực quản, và ung thư thực quản. Đồng thời trà dây còn còn ngăn ngừa các nguy cơ tiến triển viêm loét dạ dày tá tràng, đặc biệt là viêm loét do Hp gây ra .

Cách chế biến trà dây chữa trào ngược dạ dày

Đây là công thức chế biến chả dây để sử dụng cho mỗi ngày

Chuẩn bị :

  • Trà dây phơi khô đạt tiêu chuẩn màu vàng nhạt còn lá chè xoăn ở góc với khối lượng khoảng 15 gam. Để thuận tiện, bạn có thể để sao vàng trà dây bằng lửa.
  • Lưu ý: khi chọn trà dây bạn nên chọn những loại trà có có các đốm trắng lấm tấm ở phần trên cánh chè để đảm bảo chất lượng của trà dây bạn đã lựa chọn .
  • Bình hoặc ấm pha trà. Nên lựa chọn các loại bình hoa nắp ấm pha trà có dung tích phù hợp với thể tích nước trà pha mỗi ngày.

    Nước trà dây
    Hình ảnh: Nước trà dây

Cách thực hiện :

Lấy lượng trà dây đã chuẩn bị thêm vào trong ấm trà . Đun khoảng 100 ml nước sôi, duy trì nhiệt độ cho nước sôi và chia thành hai lần, lần 1 đổ một phần nhỏ đủ ướt lượng trà dây, sau đó đổ toàn bộ lượng còn lại trực tiếp vào trong ấm trà . Chờ cho trà  ngấm khoảng 10 phút rồi sử dụng .

Tần suất sử dụng:

bạn nên sử dụng trà dây mỗi ngày, thậm chí có thể uống thay nước lọc. Thời gian sử dụng kéo dài khoảng 20 ngày. Sau 20 ngày bạn sẽ sẽ cảm thấy tình trạng trào ngược dạ dày thuyên giảm hẳn.

Uống trà dây hàng ngày có tốt không ?

Hiện nay đã có rất nhiều người sử dụng trà dây để chữa trào ngược dạ dày. Trong đó hơn 90% bệnh nhân có báo cáo rằng sau khoảng 10 ngày sử dụng trà dây liên tục, các triệu chứng của trào ngược dạ dày đã giảm hẳn, cảm giác ăn ngon và thèm ăn xuất hiện, cơ thể khoan khoái và dễ chịu hơn.

Trong số đó đó, những người khi bị trào ngược dạ dày kết hợp nhiễm Hp đã báo cáo rằng sau 4 tháng sử dụng trà dây, họ đi xét nghiệm lại và cho kết quả Hp âm tính.

Trà dây là một loại dược liệu, chất lượng của nó sẽ phụ thuộc rất nhiều vào chủng loại, nuôi trồng, thu hái, bảo quản, chế biến, nơi trồng, …  đồng thời tác dụng của trà dây sẽ biến đổi tùy theo từng cơ địa người sử dụng. Chúng thường có tác dụng chậm, thời gian tác dụng không cố định là biến đổi tùy theo từng cơ địa người sử dụng. Do đó khi sử dụng trà dây để chữa trào ngược dạ dày, bạn nên kiên nhẫn sử dụng theo đúng lượng để đạt được hiệu quả điều trị đồng thời giảm các tác dụng không mong muốn khi sử dụng liều cao trà dây gây ra.

Những lưu ý khi uống trà dây trị trào ngược dạ dày

Trà dây là một loại thảo dược, tuy nhiên chúng cũng có dược tính nên cần phải phải tuân theo các liều lượng sử dụng khuyến cáo. Bạn không được uống quá 70 gam trà dây mỗi ngày.

Để đảm bảo tác dụng của trà dây, nên sử dụng trà dây khi còn ấm nóng.

Sử dụng trà dây khi còn ấm nóng
Sử dụng trà dây khi còn ấm nóng

Nên uống trà dây khoảng 45 phút trước bữa ăn

Bên cạnh việc sử dụng trà dây như là một phương pháp chữa bệnh, bạn nên thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt, tăng cường bổ sung chất xơ như các loại rau xanh, anh hoa quả. Hạn chế các đồ ăn có thể gây hại cho đường tiêu hóa như các gia vị cay nóng, ảnh các chất kích thích, đồ uống có ga, …

Trà dây có thể để gây ra hạ huyết áp, do đó những người khi huyết áp thấp nên thận trọng khi sử dụng trà dây như là một biện pháp điều trị trào ngược dạ dày.

Trà dây chỉ có khả năng điều trị các thể bệnh trào ngược dạ dày mức độ nhẹ, mà không phải là biện pháp tối ưu để điều trị trào ngược dạ dày. Phương pháp điều trị trào ngược dạ dày ưu tiên đó chính là thăm khám ở bác sĩ.

Trường hợp bạn được kê đơn thuốc điều trị trào ngược dạ dày thực quản bởi bác sĩ, bạn không nên tự ý sử dụng thêm trà dây hoặc bỏ thuốc để sử dụng trà dây. Mà nên ưu tiên sử dụng thuốc điều trị, bất cứ thay đổi nào cũng nên nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn phù hợp.

Review của những người đã dùng

Chị Nguyễn Minh Hương 30 tuổi cho biết: “ tôi đã bị trào ngược dạ dày, tình trạng này kéo dài và thường lặp đi lặp lại. Tôi có sử dụng nhiều phương pháp điều trị nhưng kết quả bệnh chỉ giảm thiểu một thời gian sau đó lại tái phát trở lại khiến tôi rất đau đầu. Sau khi tìm hiểu các biện pháp đông y điều trị trào ngược dạ dày, tôi đã khám phá phương pháp điều trị bằng trà dây. Biện pháp này mang lại hiệu quả rất tốt trong điều trị trào ngược dạ dày tuy nhiên tác dụng của nó khá chậm. Tôi đã sử dụng liên tục trong 3 tháng. Các triệu chứng giảm hẳn, đồng thời các đợt trào ngược dạ dày thưa thớt hơn, tôi cảm thấy dễ chịu và và ăn ngon miệng hơn”.

Xem thêm: [Bật mí] Xây dựng chế độ ăn phù hợp cho người bị trào ngược dạ dày

Dược sĩ Lưu Anh

Dược sĩ Lưu Anh tốt nghiệp tại ngôi trường đào tạo hệ dược sĩ đại học danh giá nhất Việt Nam - Trường Đại học Dược Hà Nội. Sau một thời gian làm việc tại khoa dược của một bệnh viện lớn trên Hà Nội, Anh được mời làm biên tập viên của Trang thông tin sức khỏe về bệnh đường tiêu hóa