Những biểu hiện khi trẻ bị táo bón
Táo bón là tình trạng xuất hiện khi trẻ không tiêu thường xuyên hoặc khi phân khô cứng gây đau khi đi đại tiện. Bên cạnh đó một số trẻ vẫn đi ngoài bình thường mỗi ngày nhưng mỗi lần đi với một lượng phân ít thì những bé này cũng có khả năng bị táo bón.
Mỗi trẻ có tần suất đi tiêu riêng trong ngày nhưng đa số trẻ được coi là táo bón khi đi ngoài dưới 3 lần một tuần, lượng phân ít, cứng hoặc vỡ vụn giống phân dê. Trẻ cũng được coi là táo bón khi khi phân quá rắn hoặc cảm thấy đau khi đi tiêu.
Táo bón là tình trạng thường xảy ra ở trẻ em do do các bệnh lý liên quan tới thể chất. Có thể nhận biết các dấu hiệu lâm sàng của táo bón ở trẻ em như sau:
- Đi đại tiện ít hơn bình thường, dưới 3 lần một tuần
- Cảm giác đau và căng thẳng mỗi lần đi đại tiện
- Chán ăn và đau tức, chướng bụng dưới
- Phân khô cứng hoặc tạo thành các cục nhỏ
- Trẻ bị sợ đi tiêu hoặc thậm chí sợ ngồi vào bồn cầu
- Trẻ không còn cảm giác mót đại tiện
- Cảm giác đi đại tiện chưa hết phân
- Đau ở vùng hậu môn
- Phân có thể lẫn máu nguyên nhân do bị nứt hậu môn
- Gặp mùi khó chịu trong phân
- Trẻ đi phân lỏng, phân són
Lợi ích của việc massage cho trẻ
Massage là động tác liên quan tới xúc tác thông qua tiếp xúc giữa bàn tay và các ngón tay trên da. Đối với trẻ sơ sinh các dây thần kinh cũng như các cơ đều chưa phát triển một cách hoàn thiện. Do đó thông qua các tác động trên da thịt bằng cách massage này các hệ cơ quan của trẻ có thể được kích thích và phát triển tốt hơn.
Đặc biệt massage cho trẻ dưới 2 tháng tuổi có được coi là phương pháp chữa táo bón ở trẻ sơ sinh được lưu truyền từ lâu. Phương pháp mát xa bụng cho trẻ sơ sinh có khả năng giúp thúc đẩy quá trình lưu thông máu dưới da và kích thích hoạt động của nhu động ruột, giúp đẩy phân dễ hơn.
Ngoài công dụng ngừa táo bón, làm dịu phần bụng thì cách massage bụng cho bé còn mang lại các lợi ích tuyệt vời như sau:
- Thư giãn cho bé: Việc massage cho trẻ sơ sinh có thể giúp cơ thể bé sản sinh ra hormone oxytocin – một loại hormone có tác dụng giảm stress, căng thẳng, giúp thư giãn tinh thần của bé, giúp bé giảm tình trạng khóc, quấy và ngủ ngon hơn.
- Cải thiện tình cảm giữa bố mẹ và bé: Tiếp xúc trực tiếp là ngôn ngữ đầu tiên mà bố mẹ có thể truyền đạt đối với trẻ. Những cái chạm trìu mến và chứa đầy tình yêu thương có thể giúp cho trẻ bớt lo lắng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những đứa trẻ sơ sinh được massage một cách thường xuyên sẽ có năng lực giao tiếp bằng mắt nhiều hơn 50% và sự biểu cảm trên khuôn mặt nhiều gấp 3 lần so với các trẻ sơ sinh khác không được massage.
- Phòng ngừa trầm cảm: Có vẻ đây là một công dụng khá mới mẻ đối với một số người, tuy nhiên việc tiếp xúc trực tiếp trên da sẽ giúp cho cơ thể bé sản sinh ra hoóc-môn Endorphins. Endorphins giúp tâm trạng được cải thiện, giảm bớt tình trạng căng thẳng ở trẻ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những trẻ được thường xuyên massage bởi ba mẹ sẽ ít có nguy cơ mắc chứng trầm cảm hơn so với những đứa bé khác.
Các lợi ích khác: Giúp xương chắc khỏe, cải thiện chức năng hệ miễn dịch, kích thích hoạt động của hệ thần kinh, tăng cường sức khỏe của hệ hô hấp,…
Tham khảo thêm: [Mẹo] Cách chữa táo bón bằng đậu đen hiệu quả dễ áp dụng
Cách massage cho trẻ
Kiểu xoắn ốc
- Đặt ngón cái gần mép rốn của bé rồi sau đó di chuyển chậm theo chiều kim đồng hồ. Trong quá trình di chuyển từ từ thêm các ngón còn lại và cuối cùng là đặt cả bàn tay áp lên bụng của trẻ.
- Nên xoa theo chiều xoắn ốc từ trong ra phía ngoài. Xoa đều các vùng, xoa lan ra tận mép bụng. Lấy rốn làm vị trí trung tâm bởi vì cách xoa này sẽ tập trung các kích thích chủ yếu ở ruột và thuận theo chiều di chuyển tự nhiên của thức ăn trong đường tiêu hóa.
- Trong khi xoa mẹ nên kiểm soát lực ở tay đảm bảo dùng lực thật nhẹ nhàng mà không tác động quá lớn nên trẻ. Lực vừa đủ, nhẹ nhàng cũng đủ để tạo sự ấm nóng, cảm giác dễ chịu cho trẻ và giảm tình trạng căng tức giúp trẻ dễ tiêu hơn.
Kiểu I Love U
Đây là cách xoa bụng dựa trên cách viết chữ cái in hoa “I”, “L”, “U”.
- Đầu tiên, mẹ cần xoa bụng bé từ bên phải rốn bé. Xoa theo chiều dọc từ bên phải rốn xuống đến xương hông cùng bên, tạo chữ I. Sau đó mẹ hãy chuyển qua bên trái và lặp lại các động tác trên cho bên trái. Lặp lại động tác trên thêm 9 lần nữa.
- Tiếp theo mẹ xoa theo hình chữ L ngược như sau: Đặt 5 ngón tay ở phần dưới sườn rồi kéo qua bên trái tới điểm dưới của sườn trái. Mẹ tiếp tục xoa kéo xuống phía dưới cho đến điểm trên xương hông trái thì dừng lại. Mẹ lặp lại các động tác trên theo chiều từ trái sang phải. Sau đó lặp lại các động tác trên thêm 9 lần.
Cách vuốt theo chữ U ngược như sau:
- Đặt 5 đầu ngón tay ở điểm trên xương hông phải, kéo lên điểm dưới sườn phải, kéo ngang sang dưới sườn trái, rồi kéo xuống trên xương hông trái. Lặp lại từ phía bên trái tương tự như bên phải rồi thêm 9 lần các động tác trên.
- Cần lưu ý các động tác nên làm theo thứ tự I, đến L, sau đó đến U và thực hiện theo chiều từ phải sang trái.
- Khi đã hoàn thành xong các động tác massage theo kiểu I love you, bạn nên massage bụng của bé theo chiều kim đồng hồ, trong thời gian khoảng 1 phút.
Tham khảo thêm: [Chia sẻ] Bỏ túi top 8++ loại sữa trị táo bón cho bé hiệu quả mẹ cần biết
Massage ở ngón tay của bé
Bắt đầu việc dùng ngón cái ở góc giữa ngón trỏ và ngón cái day 1 cách đều đặn từ đây dọc theo chiều ngón trỏ. Sau đó, hãy lặp lại các động tác trên từ đầu. Đối với trẻ sơ sinh mẹ nên day khoảng 200 lần.
Động tác đạp xe
Nắm lấy 2 cổ chân bé và di chuyển hai chân bé theo động tác đạp xe đạp. Các chuyển động này sẽ giúp kích thích nhu động ruột và giúp bé đi tiêu dễ dàng hơn.
Co duỗi gối
Dùng tay nắm lấy hai cổ chân hoặc nắm lấy ống quyển của bé rồi đẩy về phía bụng để cho hai gối bé gập lại. Giữ nguyên tư thế này trong vài giây. Sau đó kéo chân bé một cách nhẹ nhàng duỗi trở lại. Lặp lại thao tác này vài lần sẽ nhanh chóng giúp bé giảm tình trạng đầy hơi. Ngoài ra động tác này còn kích thích hoạt động của ruột rất tốt trong trường hợp táo bón ở trẻ nhỏ.
Những lưu ý khi massage chữa táo bón cho trẻ
Đúng thời điểm
Bạn không nên massage cho bé ngay trước hoặc ngay sau khi cho trẻ ăn hoặc khi trẻ buồn ngủ để tránh làm cho bé cảm thấy khó chịu. Thời điểm thích hợp nhất để massage cho bé là sau khi tắm xong hoặc sau khi khi bé mới thức dậy, trước khi bé đi ngủ buổi tối. Massage cách bữa ăn từ 1 đến 2 tiếng là phù hợp.
Tháo trang sức
Trước khi massage cho bé mẹ cần tháo toàn bộ trang sức đeo trên tay để tránh trường hợp gây cọ sát hoặc kích ứng da của bé khi massage.
Thời gian massage
Cần cố gắng duy trì thời gian massage khoảng 15 phút mỗi lần. Mỗi ngày nên massage hai lần. Trong trường hợp bạn không có thời gian thì mỗi lần massage có thể kéo dài khoảng 5 đến 10 phút.
Theo dõi phản ứng của bé, nếu bé không thích thì hãy dừng lại
Một điều cần lưu ý khi massage cho bé và chính là hãy tôn trọng cảm xúc của bé. Cần chú ý những biểu hiện như trẻ quấy khóc, giãy nảy, xoay người, từ chối, giật mình, cau mày, hay quay người đi không muốn massage thì mẹ hãy dừng massage cho bé.
Khi nào không nên massage bụng cho trẻ
- Khi bé đang muốn đi ngủ
- Khi bé đang quấy khóc
- Ngay sau khi bé bú mẹ hay ăn (Mát xa phải được làm sau ăn/bú ít nhất 45 phút)
- Khi bị những dị ứng biểu hiện trên da như mẩn ngứa, rát, phát ban ngoài da,…
- Khi bé bị đau trong trường hợp bị gãy xương khớp hay có vết thương hở ngoài da,…