Táo bón là một tình trạng gặp phổ biến ở mọi lứa tuổi khác nhau, đặc biệt ở phụ nữ mang thai, táo bón thường xảy ra thường xuyên gây nên nhiều lo lắng cho các mẹ bầu. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hơn 50% phụ nữ bị táo bón trong thời kỳ mang thai. Vậy táo bón thai kỳ là gì? Nó có nguy hiểm không? Bài viết dưới đây sẽ trình bày rõ hơn về vấn đề này.
Táo bón thai kì là gì?
Táo bón thai kỳ chính là tình trạng táo bón xảy ra ở phụ nữ mang thai, biểu hiện bởi tình trạng đi ngoài khó khăn, phân mất nước nên trở nên khô cứng, lổn nhổn, phải rặn mạnh khi đi tiêu, gây khó khăn cho cuộc sống sinh hoạt của người bệnh.
Mặc dù táo bón có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và giới tính khác nhau tuy nhiên phụ nữ mang thai là một trong những đối tượng có nguy cơ cao bởi một số lý do sau:
- Ở các mẹ bầu, cơ thể tăng sản sinh progesterone có tác dụng giúp an thai. Hormon này tăng cao tác dụng lên hệ tiêu hóa, làm giảm nhu động ruột làm chậm quá trình tiêu hóa: thức ăn lưu lại trong ruột non lâu hơn, phân ở lại trong ruột già lâu hơn nên càng mất nhiều nước và trở nên khô cứng, khó để tống ra ngoài.
- Sự gia tăng kích thước của tử cung không chỉ gây chèn ép một số dây thần kinh và tĩnh mạch mà còn chèn ép và giảm không gian đường ruột vì vậy làm gia tăng thời gian tiêu hóa thức ăn.
- Mất nước: Trong 3 tháng đầu mang thai, tình trạng nôn nghén gây mất nước và điện giải ở các mẹ bầu.
- Lười vận động: Sự phát triển của thai nhi gây khó khăn cho các mẹ bầu khi di chuyển, đặc biệt là trong các giai đoạn cuối thai kỳ. Chính vì vậy, các mẹ bầu thường lười vận động. Đây cũng là một trong các nguyên nhân gây táo bón thai kỳ.
- Khi mang thai, các mẹ bầu thường xuyên sử dụng thêm các sản phẩm chứa sắt (do khi mang thai thường thiếu máu). Việc bổ sung nhiều sắt cũng có thể gây táo bón.
- Một số nguyên nhân khác như: Lạm dụng thuốc nhuận tràng, nhịn đi vệ sinh, ăn thiếu chất xơ, uống không đủ nước hay do đái tháo đường thai kỳ.
Xem thêm: [Chia sẻ] Bà bầu bị táo bón có nên rặn không, rặn nhiều có sao không
Mẹ bầu bị táo bón thai kì có nguy hiểm không ?
Đa số biểu hiện táo bón ở các mẹ bầu thường không quá nghiêm trọng, không nguy hiểm tới tính mạng của mẹ và bé, tuy nhiên nếu để lâu dài, nó sẽ gây ra nhiều hậu quả phải kể đến như:
- Táo bón khiến các mẹ bầu phải rặn mạnh khi đi tiêu có thể gây nên tình trạng đẻ non, thậm chí là sảy thai.
- Việc tăng thời gian tiêu hóa thức ăn trong cơ thể đồng nghĩa với việc một số chất độc hại như: amoniac NH3, phenol cũng bị giữ lại trong cơ thể và có thể được hấp thu. Sự tích trữ và tồn đọng các chất độc trong cơ thể rất nguy hiểm đối với sự phát triển bình thường của bé trong bụng mẹ, có thể gây quái thai.
- Một số hậu quả khác như: gây suy dinh dưỡng ở bé, giảm sức đề kháng hay tâm lý của mẹ không thoải mái, hay cáu gắt cũng ít nhiều ảnh hưởng tới bé.
Những biến chứng nguy hiểm mà táo bón gây ra
Một số biến chứng mà táo bón gây ra có thể kể đến như:
Là nguyên nhân gây ra một số bệnh lý đường tiêu hóa như: trĩ, ung thư hậu môn – trực tràng, nứt kẽ hậu môn, sa trực tràng, viêm tắc ruột mà đặc biệt phải kể đến trĩ do ở những người táo bón có sự gia tăng áp lực của hậu môn trực tràng thường xuyên. Trĩ không chỉ là biến chứng của những người bị táo bón thai kỳ nói riêng mà còn với những đối tượng bị táo bón nói chung.
Có thể gây đẻ non, sẩy thai, bé sinh ra bị suy dinh dưỡng, sức đề kháng yếu, trí tuệ chậm phát triển.
Làm sao để tránh xa chứng táo bón khi mang thai ?
Đề tránh táo bón khi mang thai, các mẹ bầu nên:
- Uống đủ nước mỗi ngày: 2-3 lít/ngày.
- Ăn thực phẩm chứa nhiều chất xơ như: rau, củ, quả, các loại ngũ cốc.
- Tăng cường vận động và luyện tập thể dục khi mang thai: không ngồi một chỗ quá lâu, vận động nhẹ nhàng, đi bộ, tập yoga. Việc này không chỉ giúp các mẹ bầu tránh xa táo bón mà giúp cho quá trình sinh đẻ trở nên dễ dàng hơn.
- Giữ cho tinh thần thoải mái, thư giãn, tránh stress, căng thẳng thần kinh.
- Không nhịn đi vệ sinh.
Xem thêm: [MÁCH BẠN] Một số mẹo chữa táo bón bằng mật ong đơn giản tại nhà
Một số lưu ý khi bà bầu bị táo bón
Khi bị táo bón, các mẹ bầu cần lưu ý:
- Không tùy tiện sử dụng các thuốc nhuận tràng, đặc biệt là các thuốc nhuận tràng có chứa dầu khoáng (do nhiều tác dụng phụ, gây ảnh hưởng xấu tới thai nhi) hay các thuốc nhuận tràng tự chế tại nhà như xà phòng. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
- Bổ sung thêm các men vi sinh như: probiotic, prebiotic giúp bổ sung thêm các lợi khuẩn có lợi cho đường ruột, hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa.
- Không nhịn đi vệ sinh bởi vì việc này có thể khiến táo bón trở nên nghiêm trọng hơn do phân càng ở lâu trong ruột thì nước trong phân bị mất càng nhiều, phân càng khô và càng khó ra ngoài.
- Kết hợp với chế độ dinh dưỡng và vận động hợp lý như: uống đủ nước, ăn nhiều rau, củ, quả nhiều chất xơ, hạn chế ăn nhiều các thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ cay, chua, nóng, tránh các thực phẩm chứa nhiều canxi như: phô mai, ngũ cốc, một số loại hạt. Tăng cường vận động nhẹ như tập yoga, đi bộ nhất là trong các giai đoạn cuối của thai kỳ.
- Nếu táo bón kéo dài quá lâu, cần hỏi ý kiến các bác sĩ để được tư vấn và chữa trị kịp thời, tránh gặp phải các biến chứng nguy hiểm mà táo bón có thể gây ra, đặc biệt là với bé.