[CHIA SẺ] Những loại nước ép trái cây trị táo bón nhanh và hiệu quả nhất

Bạn có biết rằng uống nước ép có thể giúp trị táo bón hay không? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy cùng chúng mình tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Lợi ích của việc uống nước ép

Lợi ích của việc uống nước ép
Lợi ích của việc uống nước ép

Sở dĩ nước ép có khả năng giúp trị táo bón là bởi vì những lợi ích mà nó mang lại có tác dụng rất tích cực để “đánh bay” tình trạng táo bón mà bạn đang mắc phải. Trong đó, 3 lợi ích chính của việc uống nước ép phải kể đến là:

Nước trái cây có hàm lượng xơ cao

Trước khi tìm hiểu xem tại sao chất xơ cao giúp trị táo bón, chúng tôi xin cung cấp cho bạn một số thông tin về chất này. Chất xơ chính là các chất không được tiêu hóa và hấp thu mà sẽ được đào thải ra ngoài. Chất xơ có 2 loại là chất xơ hỗ trợ ruột non hấp thu các chất dinh dưỡng (chất xơ hòa tan) và chất xơ giúp phân có thể dễ dàng được đào thải ra ngoài (chất xơ không hòa tan) nhờ việc nó trương nở hấp thu nước, làm mềm phân giúp cho việc đi tiêu trở nên dễ dàng hơn (do trong táo bón, phân bị thiếu nước nên phân bị khô, cứng, lổn nhổn, khó di chuyển trong đường ruột). Ngoài ra chất xơ còn hỗ trợ đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể, làm tăng nhu động ruột do nó kích thích sự phát triển của hệ vi khuẩn chí trong đường ruột.

Chính vì vậy, nhờ có hàm lượng chất xơ cao, nước trái cây có thể dùng để trị và phòng ngừa táo bón hết sức hiệu quả.

Nước trái cây chứa sorbitol

Trong các nước trái cây có chứa đường tự nhiên sorbitol (hay còn gọi là D-glucitol) có tác dụng rất tốt trong trị táo bón do khi vào ruột, nó sẽ làm tăng áp lực thẩm thấu ở lòng ruột, kéo nước vào ruột làm mềm phân. Đồng thời sorbitol cũng kích thích làm tăng nhu động ruột khiến phân có thể dễ dàng đi ra ngoài. Ngoài giúp trị táo bón, sorbitol cũng giúp trị tình trạng khó tiêu. Chính vì vậy, nước trái cây không chỉ giúp bạn trị táo bón mà còn giúp bạn trị tình trạng ăn khó tiêu, chướng bụng.

Nước trái cây cung cấp nhiều nước

Như đã đề cập ở trên, khi bị táo bón, phân thường bị mất nhiều nước dẫn đến khô, cứng, lổn nhổn, gây khó khăn khi đi tiêu khiến bạn phải rặn. Trong trường hợp táo bón nặng, bạn sẽ cảm thấy rất đau đớn khi đi ngoài, thậm chí có thể đi ngoài ra máu. Chính vì vậy, khi bổ sung nước cho cơ thể đồng thời cung cấp thêm nước cho phân, giúp phân mềm, đủ nước, dễ dàng di chuyển trong đường ruột để tống ra ngoài.

Một số loại nước ép trị táo bón

Sau đây chúng tôi xin giới thiệu cho bạn một số loại nước ép bạn nên sử dụng để trị táo bón:

Nước ép dứa

Nước ép dứa
Nước ép dứa

Sở dĩ nước ép dứa có thể dùng trong trị táo bón do trong thành phần của nó có chứa một lượng lớn nước và chất xơ, giúp làm giảm tình trạng phân khô cứng, khó di chuyển trong đường tiêu hóa mà có thể dễ dàng thoát ra ngoài. Ngoài ra, theo nghiên cứu, enzyme bromelain chứa trong dứa cũng giúp cải thiện chức năng hệ tiêu hóa của bạn. Do đó, việc sử dụng nước ép dứa không chỉ giúp bạn trị táo bón mà còn giúp phòng ngừa táo bón tái phát vào lần sau. Bên cạnh đó, dứa cũng chứa rất nhiều loại vitamin như vitamin C, vitamin B1, nhiều acid hữu cơ do đó dứa giúp tăng sức đề kháng, đốt cháy mỡ thừa, là một sự lựa chọn tuyệt vời cho các bạn đang có ý định giảm cân.

Nguyên liệu

  • 1 trái dứa chín.
  • Mật ong.
  • Muối.
  • Nước lọc.

Cách tiến hành

  • Bạn mang dứa đi gọt sạch vỏ và mắt dứa, bỏ ruột cứng bên trong rồi cắt nhỏ phần để có thể mang đi ép dễ dàng.
  • Mang dứa đi ép cùng khoảng 2 thìa cà phê mật ong và một ít muối. Sau đó có thể pha loãng bằng nước lọc cho hợp khẩu vị.
  • Bạn có thể thêm một ít đá bào vào cốc nước ép.

Mỗi ngày bạn nên sử dụng từ 1-2 cốc nước ép dứa khoảng 2h sau bữa ăn để thấy tình trạng táo bón giảm rõ rệt.

Nước ép dưa hấu

Nước ép dưa hấu cũng là một sự lựa chọn tuyệt vời trong trị táo bón, đặc biệt là vào những ngày hè nóng nực do dưa hấu giúp giải khát rất hiệu quả. Sở dĩ loại nước ép này được khuyên dùng là bởi vì trong thành phần của nó chứa hàm lượng nước rất lớn (khoảng 91%)  giúp bổ sung thêm nước cho phân, làm mềm phân đồng thời nó cũng làm tăng nhu động ruột từ đó giúp phân dễ tống ra ngoài, giúp triệu chứng táo bón của bạn nhanh khỏi.

Nguyên liệu

  • ½ quả dưa hấu.
  • 1 quả chanh.
  • Siro đường.

Cách tiến hành

  • Dưa hấu mang đi rửa sạch rồi cắt bỏ vỏ và hạt. Cắt ruột thành các miếng nhỏ để có thể dễ dàng mang đi xay.
  • Cho dưa hấu và siro đường (khoảng 1 thìa cà phê) vào máy xay. Vắt thêm chanh vào rồi tiến hành xay.
  • Lọc hỗn hợp qua rây và cho vào ly là bạn đã có một cốc nước ép dưa hấu với chanh đầy bổ dưỡng.
  • Thêm đá lạnh hoặc để trong tủ lạnh để uống ngon hơn.

Mỗi ngày hãy thưởng thức 1 ly nước ép dưa hấu sẽ giúp bạn trị táo bón rất hiệu quả.

Lưu ý: Do trong dưa hấu chứa một lượng fructose khá lớn do đó không nên uống quá nhiều trong một ngày. Việc sử dụng quá nhiều có thể khiến tình trạng táo bón của bạn trở nên nghiêm trọng hơn.

Nước ép táo

Theo nghiên cứu, thành phần dinh dưỡng trong 1 trái táo 100g có chứa khoảng 4 gam chất xơ trong đó có 2.8 chất xơ không hòa tan (pectin) và chứa tới 86% là nước. Chính vì vậy, nước ép táo có tác dụng rất hiệu quả trong trị táo bón do làm mềm phân. Ngoài ra, táo còn chứa nhiều loại vitamin và các chất chống oxy hóa giúp bồi bổ cơ thể, tăng sức đề kháng cho cơ thể, chống lại các vi khuẩn xấu gây bệnh trong đường ruột.

Nguyên liệu

  • Táo: 2 quả.
  • Chanh: ½ quả.
  •  Nước lọc.

Cách thực hiện

  • Táo mang đi rửa sạch, gọt vỏ bỏ hạt rồi cắt thành các miếng nhỏ rồi mang đi ép lấy nước, cho vào cốc.
  • Cho thêm nước sôi để nguội và vắt vào ½ trái chanh để tránh cho nước ép táo của bạn không bị thâm đen. Bạn có thể thêm một ít muối để mùi vị thêm đậm đà hoặc thêm 1 ít mật ong tùy thuộc vào khẩu vị của bạn. Thêm đá để uống cùng để tăng mùi vị, đặc biệt là vào mùa hè, sẽ giúp bạn giải khát rất hiệu quả. Không nên thêm đường vào nước ép.

Mỗi ngày uống một cốc nước ép táo liên tục trong vòng 1 tuần để cảm nhận tình trạng táo bón của bạn thuyên giảm rõ rệt và biến mất hoàn toàn.

Lưu ý: Nếu bạn đang sử dụng thuốc dị ứng Allegra (với hoạt chất chính là fexofenadine) thì không nên dùng nước ép táo vì nó làm giảm sinh khả dụng của thuốc, làm ruột khó hấp thu thuốc.

Nước cam

Nước cam
Nước cam

Nước cam là một nước uống hết sức quen thuộc và yêu thích vì những công dụng tuyệt vời mà nó mang lại như: tăng sức đề kháng của cơ thể, thanh lọc máu, làm đẹp da, giúp giảm cân, trị táo bón. Theo nghiên cứu, cam rất giàu nhiều loại vitamin nhất là vitamin C và một chất có tên là naringenin có khả năng làm mềm phân. Do đó, nước cam có thể dùng trong trị táo bón.

Nguyên liệu

  • Cam: 1-2 quả.
  • Đường.
  • Nước lọc.

Cách tiến hành

  • Cam bạn cắt làm 2 nửa rồi vắt lấy nước. Bạn có thể vắt bằng tay hoặc sử dụng dụng cụ vắt cam.
  • Sau đó cho thêm một ít đường và nước lọc. Khuấy đều và bạn có thể sử dụng.
  • Nếu muốn uống lạnh, bạn có thể cho thêm đá và nên uống ngay sau khi vắt để tránh nước cam bị đắng.

Tuy nhiên, theo nghiên cứu, việc bạn mang cam đi xay cùng xác sẽ giúp tăng hiệu quả trị táo bón do các chất xơ và khoáng trong xác sẽ không bị mất đi.

Nước chanh

Là một trái cây cùng họ với cam, chanh cũng có khả năng trị táo bón do nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong một quả chanh 67g sẽ chứa khoảng 1.9g chất xơ. Đồng thời chanh cũng chứa tới 22% vitamin C – một trong những vitamin thiết yếu của cơ thể có khả năng làm rỗng đại tràng. Chính vì vậy, nước chanh cũng được dùng để trị táo bón. Ngoài ra, một số công dụng khác của nước chanh có thể kể đến như: chống lão hóa, tăng sức đề kháng, làm đẹp da, tăng sức đề kháng, ngăn ngừa sỏi thận.

Nguyên liệu

  • 1 quả chanh.
  • Mật ong: 1-2 thìa cà phê.
  • Nước lọc.

Cách tiến hành

Bạn cắt đôi trái chanh rồi vắt nước vào ly. Thêm nước lọc và mật ong vào và khuấy đều là bạn có thể thưởng thức. Sử dụng ngay sau khi pha và có thể thêm một ít đá nếu bạn muốn uống lạnh.

Phải uống bao nhiêu nước ép để khỏi chứng táo bón

Phải uống bao nhiêu nước ép để khỏi chứng táo bón
Phải uống bao nhiêu nước ép để khỏi chứng táo bón

Theo các chuyên gia, mỗi ngày bạn nên uống khoảng 1 cốc nước ép để thoát khỏi chứng táo bón. Việc bạn chăm chỉ uống đều đặn hàng ngày không chỉ giúp bạn “tạm biệt” anh bạn “táo bón” mà còn mang lại cho bạn nhiều lợi ích khác như: tăng sức đề kháng, làm đẹp da, ngăn ngừa táo bón tái phát, giúp gia tăng tuổi thọ.

Tác dụng không mong muốn của nước ép trái cây

Tác dụng không mong muốn có thể xảy ra khi bạn sử dụng quá nhiều nước ép trong một ngày do trong một số trái cây có chứa một lượng đường khá lớn, đồng thời khi chế biến nước ép mà bạn sử dụng đường thì việc đưa quá nhiều đường vào cơ thể có thể khiến tình trạng táo bón ngày càng nghiêm trọng do như vậy khiến phân càng thiếu nước, càng khô cứng và khó khăn để tống ra ngoài.

Một số lưu ý khi sử dụng nước ép trái cây trị táo bón

Một số lưu ý khi sử dụng nước ép trái cây trị táo bón
Một số lưu ý khi sử dụng nước ép trái cây trị táo bón
  • Mỗi ngày chỉ nên sử dụng từ 1-2 cốc nước ép trái cây và sử dụng liên tục đều đặn hàng ngày.
  • Kết hợp chế độ ăn uống và chế độ luyện tập hợp lý như ăn nhiều rau xanh có chứa nhiều rau xanh, giảm thiểu các thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán, thức ăn giàu protein, chăm vận động thể lực, không ngồi một chỗ quá lâu đặc biệt là các bạn làm văn phòng có tính chất công việc thường xuyên ngồi một chỗ thì nên vận động nhẹ nhàng tại chỗ.
  • Nên dùng mật ong thay cho đường vì đường có thể khiến tình trạng táo bón trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Trong trường hợp dùng nước ép trong một thời gian dài nhưng tình trạng táo bón vẫn không có dấu hiệu chấm dứt thì bạn nên cân nhắc đổi phương pháp, sử dụng thuốc nam hoặc thuốc tây có tác dụng nhuận tràng. Trong trường hợp xấu nhất, bạn nên tới các cơ sở y tế hoặc bệnh viện để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời.

Trên đây là các chia sẻ của chúng tôi về việc uống các loại nước ép trái cây trong trị táo bón. Hi vọng những thông tin chúng tôi cung cấp sẽ hữu dụng với bạn và giúp bạn nhanh chóng “tạm biệt” táo bón.

Xem thêm:

Dược sĩ Lưu Anh

Dược sĩ Lưu Anh tốt nghiệp tại ngôi trường đào tạo hệ dược sĩ đại học danh giá nhất Việt Nam - Trường Đại học Dược Hà Nội. Sau một thời gian làm việc tại khoa dược của một bệnh viện lớn trên Hà Nội, Anh được mời làm biên tập viên của Trang thông tin sức khỏe về bệnh đường tiêu hóa