[Mẹo] Cách trị táo bón bằng mè đen tại nhà đơn giản – hiệu quả

Mè đen là nguyên liệu sử dụng rất quen thuộc nhưng có lẽ không phải ai cũng biết đến những tác dụng của nó. Một trong những công dụng tuyệt vời của mè đen là dùng để chữa táo bón. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết được mè đen được sử dụng để chữa táo bón như thế nào nhé!

Tác dụng chữa bệnh của mè đen

Tác dụng chữa bệnh của mè đen
Tác dụng chữa bệnh của mè đen

Mè đen (Sesamum indicum) là tên gọi ở miền Nam còn miền Bắc gọi là vừng đen, được trồng rộng rãi ở khắp các vùng miền trên cả nước và phổ biến nhất là ở các tỉnh miền Trung. Bộ phận sử dụng của cây mè đen là hạt mè đen.

Thành phần:

  • Trong hạt mè đen có chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất và nhiều nguyên tố vi lượng. Trong đó lipid chiếm khoảng 50% mà chủ yếu là chất béo không bão hòa, protein và glucid mỗi loại khoảng 20%. Ngoài ra còn có kali, mangan, sắt, calci, nicotanamid, lecithin, các vitamin nhóm B…

Công dụng:

  • Với thành phần đa dạng như vậy, hiện nay mè đen được sử dụng để chữa nhiều loại bệnh:
  • Do chứa hàm lượng lớn các chất béo không bão hòa nên mè đen giúp hạ cholesterol xấu trong máu, giúp giảm nguy cơ mắc phải các biến cố tim mạch.
  • Đã có nghiên cứu cho thấy nếu tiêu thụ mè đen hàng ngày trung bình khoảng 30g sẽ giúp cung cấp khoảng 12% lượng chất xơ cần thiết của cơ thể. Nó còn giúp tăng nhu động tiêu hóa nên rất tốt trong điều trị các bệnh về tiêu hóa, đặc biệt là táo bón.
  • Mè đen rất tốt cho cơ xương khớp do cung cấp nhiều calci, magie, mangan, kẽm…
  • Trong mè đen có chứa sắt và nhiều loại vitamin, chủ yếu là các vitamin nhóm B (B1, B3, B6) rất cần thiết cho quá trình tạo máu, giúp các tế bào hoạt động ổn định.
  • Theo Y học Cổ truyền, mè đen có vị ngọt, tính hàn, quy kinh Can, Thận nên có tác dụng dưỡng huyết, bổ gan thận, bền gân cốt, nhuận tràng…

Các cách dùng mè đen để chữa táo bón

Dưới đây là một số cách chế biến, sử dụng mè đen để chữa táo bón được áp dụng thông dụng, hiệu quả!

Ăn mè đen hàng ngày

Việc sử dụng mè đen hàng ngày để chữa táo bón là một trong những biện pháp chữa táo bón đơn giản nhất. mè đen có thể kết hợp trong nhiều món ăn, vừa giàu dinh dưỡng, vừa mang lại màu sắc đẹp mắt cho món ăn mà còn có khả năng cải thiện táo bón. Chúng ta có thể chế biến mè đen để ăn hàng ngày như sau:

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Mè đen sau thu hoạch đã được được phơi khô, chọn những hạt mẩy, đều.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Mè đen sau khi rửa sạch đem rang chín, đảo đều đến khi ngửi thấy mùi thơm thì tắt bếp.
  • Bước 2: Dùng cối hoặc máy xay sinh tố xay nhuyễn hạt mè thành bột mịn. Bột mè thu được đem bảo quản trong các lọ kín để dùng dần. Hoặc mè đen và lạc sau khi rang chín, giã nhuyễn và kết hợp thêm một chút muối sẽ tạo thành món muối vừng. Món này được rất nhiều người ưa thích, có thể dùng để ăn với cơm trắng, cháo hoặc dùng như loại gia vị chấm các món luộc… cũng rất thú vị.

Cháo mè đen

Cháo mè đen
Cháo mè đen

Cháo mè đen là một món ăn dân giã, giàu dinh dưỡng. Trong thành phần mè đen có rất nhiều vitamin, khoáng chất,… không chỉ có tác dụng bồi bổ cơ thể mà còn có tác dụng chữa bệnh. Cháo mè đen dùng để chữa táo bón là một trong những công dụng được biết đến khá phổ biến của mè đen.

Chuẩn bị nguyên liệu: nguyên liệu cho một tô cháo mè đen:

  • 1 nắm mè đen
  • 2 nắm gạo (có thể dùng các loại gạo ăn hàng ngày hoặc thêm một chút gạo nếp cho cháo mềm và dẻo)
  • 1 muỗng cà phê muối

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Lấy toàn bộ lượng mè đen đem rang trên lửa nhỏ khoảng 2 phút đến khi thấy có mùi thơm thì tắt bếp.
  • Bưới 2: Mè đen sau khi rang thơm đem xay nhuyễn với khoảng 500ml nước rồi đem rây lấy nước cốt.
  • Bước 3: Gạo sau khi rửa sạch, ngâm với nước ấm khoảng 1h để gạo bở và mềm rồi đem xay với khoảng 300ml nước. Tùy mức độ mong muốn cháo hạt cháo lớn hay nhỏ mà điều chỉnh thời gian xay khác nhau.
  • Bước 4: Cho phần gạo và mè đen vừa xay với chút nước cho vào nồi, nấu ở lửa nhỏ đợi đến khi cháo sôi thì nêm muối và các gia vị cần thiết cho vừa khẩu vị. Đun  thêm vài phút để cháo đặc, sánh như mong muốn thì tắt bếp. Trong quá trính nấu cháo cần phải khuấy nhẹ, liên tục để cháo không bị cháy ở phần dưới đáy.

Chỉ với cách chế biến đơn giản như vậy là đã có tô cháo mè đen với màu sắc rất bắt mắt, hương vị thơm ngậy của mè đen; vừa cung cấp dinh dưỡng, vừa giúp cải thiện tình trạng táo bón. Sử dụng phương pháp này để chữa táo bón rất phù hợp với trẻ em, người già.

Hạt mè đen kết hợp hạt tía tô

Ngoài hạt mè đen, hạt tía tô cũng được biết đến với công dụng điều trị táo bón do hạt tía tô có tác dụng kích thích nhu động rất tốt. Hạt mè đen kết hợp với hạt tía tô là một phương pháp được rất nhiều người truyền tai nhau dùng để chữa táo bón.

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 3 muỗng cà phê mè đen
  • 2 muỗng cà phê hạt tía tô

Cách thực hiện:

  • Bước 1: rửa sạch mè đen và hạt tía tô cho vào nồi đun với khoảng 1 tô nước.
  • Bước 2: Đun sôi ở lửa nhỏ cho đến khi lượng nước cạn đi còn 1 nửa thì tắt bếp. Nước sắc thu được đổ ra cốc, để nguội và chia thành 2 lần để uống, uống hết trong ngày.

Khi sử dụng biện pháp này thì chúng ta nên duy trì trong ít nhất 3-5 ngày để thấy được hiệu quả.

Chè mè đen với mật ong

Chè mè đen với mật ong
Chè mè đen với mật ong

Đây là biện pháp trị táo bón khá hiệu quả. Chè mè đen, mật ong là món ăn có hương vị rất đặc biệt, thơm ngon, dễ ăn. Đây là món chè được rất nhiều người ưa thích. Do có vị cay, tính ấm nên khi ăn sẽ cảm thấy vừa cay cay, ngọt ngọt. Sau đây là cách chế biến món chè mè đen và mật ong tại nhà!

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 1 chén mật ong
  • 3 chén mè đen
  • Vài lát gừng tươi

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Mè đen và gừng tươi sau khi rửa sạch đem giã nhỏ.
  • Bước 2: Lấy một lượng nước vừa đủ cùng mè đen và gừng tươi sau khi giã nhỏ đem đun sôi, đun lửa nhỏ.
  • Bước 3: Khi vừng chín, cho thêm mật ong vào khuấy đều đến khi sôi thì tắt bếp.

Chỉ với quy trình thực hiện đơn giản, gọn nhẹ như trên là chúng ta đã có tô chè thơm ngon vừa để giải khát, vừa giúp cải thiện táo bón. Phương pháp chữa táo bón bằng cách này vừa đơn giảm mà lại áp dụng được cho nhiều lứa tuổi, đặc biệt phù hợp với người già vì rất dễ ăn.

Lá dâu non chấm mè đen

Không chỉ mè đen mà lá dâu cũng có tác dụng chữa táo bón. Vì vậy khi kết hợp lá dâu với mè đen sẽ tăng tác dụng nhuận tràng, bổ âm và hiệu quả chữa táo bón sẽ tăng lên đáng kể. Đây là phương pháp dân gian được áp dụng rất phổ biến

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Lá dâu non
  • Mè đen

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Lá dâu non sau khi thu hái, rửa sạch và luộc chin.
  • Bước 2: Rang mè đen ở lửa nhỏ, đảo đều cho đến khi thấy mùi thơm bay lên thì tắt bếp. Khi đó là mè đen đã chín.
  • Bước 3: Lấy lá dâu đã luộc chấm với mè đen để ăn.

Cứ duy trì ăn lá dâu chấm mè đen như vậy thì tình trạng táo bón sẽ được cải thiện rõ rệt.

Dầu mè đen

Dầu mè là một loại dầu thực vật rất giàu dinh dưỡng, có thể sử dụng trong mọi món ăn. Có thể thay thế cho các loại dầu thực vật, mỡ động vật khác mà hương vị rất thơm ngon, mùi vị đặc trưng. Việc sử dụng dầu mè không chỉ đem lại nhiều chất dinh hưỡng mà nó còn giúp cải thiện táo bón rất tốt. Dầu mè hiện nay có mặt ở hầu hết các căn bếp gia đình. Khác với trước đây, dầu mè thường được phân phối ra thị trường bởi các công ty sản xuất thực phẩm nhưng hiện nay, sản lượng lớn dầu mè được sản xuất tại các cơ sở nhỏ lẻ mà chất lượng rất an toàn, đảm bảo. Ngay ở nông thôn, nhiều hộ gia đình đầu tư máy ép dầu mè, dầu lạc để. Ngoài ra, chúng ta có thể làm dầu mè ngay tại nhà với những dụng cụ đơn giản, có sẵn trong căn bếp. Dưới đây là một gợi ý để làm dầu mè tại nhà đơn giản, dễ làm.

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Hạt mè sau khi thu hái, phơi se khoảng 2-3 nắng
  • Máy say sinh tố, nồi hấp, vải lọc vệ sinh sạch sẽ

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Hạt mè rửa sạch, loại hết hạt lép, đem rang trên chảo tới khi chín đều, thấy mùi thơm. Trong quá trình rang, phải đảo đều tay để hạt mè chín đều, không bị cháy.
  • Bước 2: Dùng máy xay sinh tố xay hết hạt mè đã rang chín, xay thành bột mịn (chọn chế độ xay khô).
  • Bước 3: Lấy lượng bột vừa xay xong để hấp cách thủy, khi hấp xong đổ ra vải lọc và ép chặt là thu được dầu mè. Nên ép thật chặt để vắt kiệt dầu. Dầu mè thu được bảo quản trong chai thủy tinh để dùng dần.

Tình trạng táo bón sẽ được cải thiện khi chúng ta uống một chén dầu mè mỗi sáng hoặc chúng ta chuyển sang sử dụng dầu mè thay thế cho các loại dầu, mỡ khác đang sử dụng hàng ngày.

Cần lưu ý gì khi sử dụng mè đen chữa táo bón?

Cần lưu ý khi sử dụng mè đen chữa táo bón
Cần lưu ý khi sử dụng mè đen chữa táo bón

Sử dụng mè đen để chữa táo bón được áp dụng phổ biến như vậy nhưng nó chỉ đem lại hiệu quả khi chúng ta dùng đúng cách, đúng mục đích. Vì vậy để phát huy hết tác dụng mà mè đen mang lại, cần lưu ý một số điểm sau:

  • Không áp dụng cho những người bị dị ứng với các thành phần của mè đen.
  • Người bệnh phải kiên trì thực hiện hàng ngày thì mới có hiệu quả.
  • Căn nguyên của bệnh một phần do chế độ ăn không hợp lí, cần phải tăng cường chất xơ, uống nhiều nước để tăng các quá trình bài tiết của cơ thể; hạn chế sử dụng những đồ uống có nguy cơ gây táo bón: nước trà đặc, cà phê.
  • Ngoài việc sử dụng mè đen, người bệnh phải thay đổi chế độ sinh hoạt, phải tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, hạn chế những công việc phải ngồi nhiều…
  • Tuyệt đối không được nhịn đi đại tiện, tạo thói quen đi đại tiện mỗi ngày 1 lần. Việc nhịn đi đại tiện là rất nguy hiểm, nhịn đi đại tiện lâu ngày có thể dẫn đến những biến chứng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe như bệnh trĩ, sa trực tràng hay thậm chí có thể bị ung thư trực tràng…
  • Hiệu quả chữa táo bón mà mè đen đem lại hoàn toàn phụ thuộc vào mức độ bệnh và đáp ứng riêng của mỗi người bệnh. Vì mè đen là nguyên liệu tự nhiên, nó không chứa đơn hoạt chất có tác dụng chữa táo bón nên có thể không đem lại hiệu quả cao. Do đó, mọi người nên nhận thức rõ ràng về tình trạng bệnh của mình để có biện pháp xử lý hiệu quả. Chữa táo bón bằng mè đen chỉ nên áp dụng khi bệnh còn ở giai đoạn đầu, khi bệnh đã nặng hơn thì phương pháp này chỉ được sử dụng như một phương pháp hỗ trợ. Mọi người bệnh nên đến các cơ sở khám chữa bệnh uy tín.

Tìm hiểu thêm:

Dược sĩ Lưu Anh

Dược sĩ Lưu Anh tốt nghiệp tại ngôi trường đào tạo hệ dược sĩ đại học danh giá nhất Việt Nam - Trường Đại học Dược Hà Nội. Sau một thời gian làm việc tại khoa dược của một bệnh viện lớn trên Hà Nội, Anh được mời làm biên tập viên của Trang thông tin sức khỏe về bệnh đường tiêu hóa