Hướng dẫn cách dùng lá vông chữa bệnh trĩ tại nhà, an toàn, hiệu quả

Nếu bạn đang nghi ngờ hoặc muốn tìm hiểu về bệnh trĩ thì bài viết dưới  đây Tibchild sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin về bệnh trĩ cũng như bài thuốc Nam về Lá Vông chữa bệnh trĩ, giúp bạn và người thân sớm phát hiện được bệnh cũng như biết được cách điều trị bệnh hiệu quả, dứt điểm. .

Tổng quan về bệnh trĩ

Bệnh trĩ được hình thành như thế nào?

Ở hậu môn chúng ta có những đám tĩnh mạch trĩ, gọi tắt là búi trĩ.

Tùy theo vị trí mà phân thành các búi trĩ nội hay búi trĩ ngoại, các đám rối tĩnh mạch trĩ này có chức năng giúp cho máu từ vùng hậu môn trực tràng trở về tim theo vòng tuần hoàn máu và có vai trò như một lớp đệm giúp cho hậu môn được khép kín lại.

Vì vậy các búi trĩ là trạng thái sinh lý bình thường của cơ thể, mỗi người chúng ta đều có các búi trĩ nội và búi trĩ ngoại ở vùng hậu môn.

Bệnh trĩ được hình thành như thế nào?
Bệnh trĩ được hình thành như thế nào?

Bệnh trĩ hình thành là khi các búi trĩ này bị sa giãn, căng phồng quá mức làm máu bị ứ đọng tại đây. Khi lượng máu này tăng dần, tĩnh mạch hậu môn sẽ căng phồng lên, thành tĩnh mạch rất mỏng có độ đàn hồi kém búi trĩ bị sa ra ngoài, khi đi đại tiện nếu phân cứng bệnh nhân phải rặn mạnh sẽ cứa vào thành tĩnh mạch này và bị vỡ gây chảy máu.

Ở giai đoạn đầu, bệnh có thể không gây ra triệu chứng gì và chỉ được phát hiện một cách tình cờ. Tuy nhiên, nếu không được quan tâm điều trị, bệnh tiến triển nặng dần có thể  gây ra các triệu chứng như căng phồng búi trĩ, đau, rát, chảy máu và tăng tiết dịch ở vùng hậu môn, thậm chí có thể dẫn đến các biến chứng như sa nghẹt, nhiễm khuẩn, tắc mạch… ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Phân loại bệnh trĩ

Tùy theo vị trí tổn thương của búi trĩ mà phân loại thành trĩ nội và trĩ ngoại. Ngoài ra còn có các trường hợp mắc cả trĩ nội và trĩ ngoại ở các mức độ khác nhau được gọi là trĩ hỗn hợp, trĩ vòng, trĩ thuyên tắc…, nhưng thường gặp phải nhất vẫn là trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp.

Trĩ nội: nằm ở dưới niêm mạc hậu môn và phía trên đường lược, tùy theo mức độ sa giãn nhiều hay ít mà người ta chia ra 4 cấp độ.

  • Cấp độ 1: Búi trĩ mới hình thành, búi trĩ sa thấp xuống dưới đường lược nhưng vẫn còn nằm hoàn toàn trong ống hậu môn, người bệnh không thấy búi trĩ, nhưng thường thấy chảy máu ít hoặc đau rát sau mỗi lần đại tiện
  • Cấp độ 2:  Búi trĩ sa thấp hơn nữa, lúc bình thường búi trĩ nằm hoàn toàn trong ống hậu môn nhưng khi rặn khi đi đại tiện thì thấy đầu búi trĩ thập thò ở lỗ hậu môn, và có thể nhìn thấy và sờ thấy được, tuy nhiên búi trĩ vẫn có thể tự co lên được.
  • Cấp độ 3: Búi trĩ sa ra ngoài khi dặn lúc đại tiện hoặc vận động mạnh, đi lại nhiều, búi trĩ không tự co lên được mà chúng ta phải dùng tay nhét vào mới lên được.
  • Cấp độ 4: Búi trĩ gần như thường xuyên sa ra ngoài lỗ hậu môn và có nhét vào nó cũng lòi ra ngay.

Trĩ ngoại: được hình thành là do các đám rối tĩnh mạch trĩ nằm dưới lớp da nhăn xung quanh hậu môn bị giãn quá mức. Đặc điểm của trĩ ngoại là nằm ngoài ống hậu môn và bao bọc xung quanh là da.

Phân loại bệnh trĩ
Phân loại bệnh trĩ

Trĩ hỗn hợp: là tình trạng nặng của bệnh trĩ, thường gặp ở những người có bệnh trĩ nội và bệnh trĩ ngoại. Khi búi trĩ nội trong ống hậu môn bị sa nặng và liên kết với búi trĩ ngoại nằm ngoài ống hậu môn sẽ tạo thành một khối trĩ lớn từ bên trong ra ngoài hậu môn, đó chính là trĩ vòng.

Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ

Các chuyên gia hậu môn trực tràng cho biết Táo bón lâu ngày là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh trĩ. Khi bị táo bón, phân khô cứng gây khó khăn khi đi đại tiện. Nếu thường xuyên bị táo bón và phải rặn nhiều sẽ làm tĩnh mạch vùng trực tràng bị giãn quá mức dẫn đến bị trĩ, nứt kẽ hậu môn hoặc rách hậu môn.

Chế độ ăn uống không hợp lý cũng là nguyên nhân gây bệnh trĩ. Chế độ ăn ít chất xơ: như ít ăn rau, ít ăn các loại củ quả, uống không đủ nước, cũng có thể làm tăng nguy cơ gây bệnh trĩ do táo bón.

Chế độ sinh hoạt không điều độ, thường xuyên phải ngồi một chỗ, ít vận động, thói quen hay ngồi xổm, đặc biệt là dân văn phòng, phụ nữ sau sinh, những người có bệnh lý về đường tiêu hóa phải rặn nhiều…..rất dễ bị trĩ.

Làm sao để biết bạn đang bị trĩ?

Chảy máu hậu môn và đi ngoài ra máu tươi là triệu chứng thường gặp và xuất hiện sớm nhất của bệnh trĩ.

Người bệnh thường phát hiện ra bệnh trĩ khi nhìn vào giấy vệ sinh thấy có màu đỏ hoặc có vài tia máu nhỏ dính trong phân, máu chỉ có khi táo bón và do rặn nhiều lúc đại tiện, về sau máu chỉ chảy thường xuyên hơn và lượng máu cũng nhiều hơn, có thể nhìn thấy máu trong bồn cầu.

Làm sao để biết bạn đang bị trĩ?
Làm sao để biết bạn đang bị trĩ?

Có nhiều bệnh nhân mỗi lần đại tiện, vừa nhìn xuống dặn thôi đã nhìn thấy máu chảy nhỏ giọt hoặc phun thành tia rất nhiều.

Để chữa trị bệnh trĩ, Dân gian ta có bài thuốc trị bệnh trĩ ngoại rất hay, đó là lá Cây Vông Nem.

Tại sạo lấy lá vông chữa bệnh Trĩ

Theo Y học cổ truyền, lá vông có tính bình và vị hơi đắng, chát, có tác dụng ức chế thần kinh trung ương. Đồng thời, vị thuốc này còn giúp an thần, trừ phong thấp, sát trùng và giúp hạ nhiệt, co bóp các cơ. Vì thế, có thể sử dụng lá vông để cải thiện chứng mất ngủ, đại tiện ra máu hoặc chữa bệnh đau nhức xương khớp, bệnh trĩ,  kinh nguyệt không đều.

Theo Y học hiện đại, lá vông chứa nhiều hoạt chất Saponin, có tác dụng ức chế hệ thần kinh và tác động vận động co bóp của các cơ. Do đó, nguyên liệu này thường được sử dụng nhằm làm tăng lưu lượng máu đến hậu môn và giúp lưu hồi máu về tim, ngăn ngừa búi trĩ phát triển và tăng dần kích thước.

Do đó, dùng lá vông chữa bệnh trĩ tại nhà được xem là giải pháp tự nhiên vừa giúp tiết kiệm tiền vừa đảm bảo an toàn khi sử dụng lâu dài.

Cách cách sử dụng lá vông chữa bệnh Trĩ

Cách cách sử dụng lá vông để bệnh trĩ
Cách cách sử dụng lá vông để bệnh trĩ

Đắp trực tiếp lá vông vào búi trĩ

  • Sử dụng 1 nắm lá vông tươi đem rửa sạch và để ráo
  • Sau khi vệ sinh hậu môn bằng nước ấm hoặc muối nên dùng khăn bông mềm lau khô
  • Tiếp đó, dùng lá vông hơ nóng trên ngọn lửa nhỏ rồi đắp lên búi trĩ
  • Cách dùng lá vông chữa bệnh trĩ là biện pháp chữa bệnh dân gian nhưng nếu người bệnh thường xuyên thực hiện cách này 1 – 2 lần mỗi ngày, chỉ sau khoảng 2 – 3 tuần, các búi trĩ sẽ xẹp và co lại

Kết hợp lá sen và lá vông chữa bệnh Trĩ

  • Chuẩn bị lá vông và lá sen, mỗi loại 15 gram
  • Sau đó đem rửa sạch và thái nhỏ, giã nhuyễn
  • Dùng tấm vải lọc sạch, lọc lấy nước và uống
Kết hợp lá vông và lá sen để chữa bệnh trĩ
Kết hợp lá vông và lá sen để chữa bệnh trĩ
  • Còn đối với phần bã, sau khi vệ sinh hậu môn sạch sẽ đắp lên
  • Thực hiện bài thuốc này 2 lần mỗi ngày. Tốt nhất nên áp dụng liên tục cho đến khi búi trĩ giảm sưng và co lại.

Công thức giấm thanh và lá vông chữa bệnh Trĩ

  • Chuẩn bị 7 – 9 lá vông và 30 – 40 ml giấm thanh
  • Lá vông sau khi rửa sạch cho vào nồi đun sôi
  • Sau đó vớt lá ra và ngâm trong nước muối pha loãng 3 – 5 phút rồi vớt ra để ráo
  • Tiếp đó, giã nát lá vông rồi trộn với giấm thanh đã đun sôi tạo thành hỗn hợp sền sệt
  • Sau khi rửa sạch hậu môn dùng hỗn hợp này đắp lên và dùng băng gạc để cố định
  • Sau khoảng 2 – 3 tiếng tháo ra và rửa lại
  • Mỗi ngày người bệnh nên thực hiện đều đặn 2 lần vào buổi sáng và tối để có kết quả điều trị như mong muốn.

Kết hợp lá thầu dầu và lá vông chữa bệnh Trĩ

  • Sử dụng lá vông và lá thầu dầu tía mỗi loại 3 lá
  • Sau đó đem rửa sạch, để ráo và giã nát
  • Cho hỗn hợp lá vào khăn sạch và đắp lên búi trĩ 10 – 15 phút
Lá vông và lá thầu dầu chữa bệnh trĩ
Lá vông và lá thầu dầu chữa bệnh trĩ
  • Áp dùng cách chữa bệnh trĩ bằng lá vông và lá thầu dầu tía mỗi ngày sẽ giúp giảm nhanh tình trạng viêm sưng và đau nhức ở hậu môn.
  • Ngoài bài thuốc đắp, người bệnh cũng có thể dùng rễ và lá cây vông sắc với thầu dầu cho đến khi đặc lại. Dùng nước sắc này ngâm rửa hậu môn để cải thiện bệnh.

Nấu canh thịt lợn với lá vông nem

  • Chuẩn bị 1 nắm lá vông và 50 gram thịt lợn bằm
  • Lá vông đem rửa sạch và thái nhỏ vừa ăn, còn thịt băm ướp hành tím, bột nêm và hạt tiêu
  • Bắp chảo lên bếp, cho ít dầu ăn và chờ dầu nóng lên bỏ thịt bằm vào xào khoảng 5 phút
  • Sau đó, đổ 1 lít nước vào nồi và đun sôi. Tùy theo lượng nước canh mỗi người dùng mà có thể thêm hoặc bớt nước
  • Sau khi nước sôi cho thịt bằm vào và chờ nước sôi lại bỏ lá vông vào
  • Tiếp tục đun cho đến khi nước sôi lại, tắt bếp và nêm nếm gia vị vừa ăn

Dùng lá vông chữa bệnh Trĩ có thực sự hiệu quả?

Cách chữa trị bằng lá vông được đánh giá là đơn giản và hiệu quả, không tốn nhiều chi phí.

Tuy nhiên cách này chỉ áp dụng được với những người mới bị trĩ, bệnh nhẹ nên cần áp dụng trong thời gian dài sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất.

Dùng lá vông trị bệnh trĩ có thực sự hiệu quả?
Dùng lá vông trị bệnh trĩ có thực sự hiệu quả?

Các búi trĩ sẽ co xẹp và giảm sưng. Đặc biệt sẽ làm giảm cơn đau nhức ở vùng hậu môn cũng như giảm được lượng dịch tiết ra từ cơ thể.

Ngoài ra bạn nên điều chỉnh chế độ ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước, để giảm nhu động ruột, giúp đi đại tiện dễ dàng, không bị táo bón nữa.

Sử dụng lá vông chữa bệnh Trĩ bao lâu thì khỏi

Các bài thuốc dân gian thường có tác dụng chậm. Vì nó giúp hỗ trợ điều trị bệnh tận gốc rễ, do đó bạn nên sử dụng trong thời gian dài, đều đặn để thấy hiệu quả.Chữa bệnh trĩ bằng lá vông để có hiệu quả sớm còn tùy thuộc theo cơ địa của người sử dụng.

Sử dụng liên tục trong khoảng 2-3 tuần sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất. Các búi trĩ sẽ co và xẹp lại.

Sau từ một tháng đến ba tháng bạn sẽ hầu như khỏi được hoàn toàn cơn trĩ (đối với người bị trĩ nhẹ). Các bạn sẽ thấy khi đại tiên không còn những tia máu, không bị táo bón cũng như lượng dịch tiết ra ít hơn. Không còn hiện tượng đau nhức, sưng tấy ở vùng hậu môn.

Như đã nói ở trên, lá vông chữa bệnh trĩ mang lại hiệu quả rất tốt. Vậy khi sử dụng lá vông điều trị cần những lưu ý gì không?

Những lưu ý khi sử dụng lá vông trong điều trị bệnh trĩ

Lá vông là phương pháp dân gian hỗ trợ điều trị bệnh trĩ cấp độ nhẹ.

Để tránh tình trạng bệnh trĩ nặng hơn bạn hãy tham khảo phương pháp trên đây và thăm khám nghe theo sự chỉ định của chuyên khoa.

Mỗi ngày nên dùng 10-15 lá, tuyệt đối không sử dụng nhiều sẽ có nguy cơ bị ngộ độc.Trong quá trình dùng nếu có hiện tượng: sụp mí, khớp đau thì nên đi tư vấn bác sĩ về cách xử lý.

Khi đắp lá phải vệ sinh sạch sẽ hậu môn cũng như rửa sạch lá, tránh để vi khuẩn xâm nhập gây tình trạng bệnh nặng hơn.

Những lưu ý khi sử dụng lá vông trong điều trị bệnh trĩ
Những lưu ý khi sử dụng lá vông trong điều trị bệnh trĩ

Những phụ nữ mang thai và trẻ em nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi điều trị

Để đạt được hiệu quả tốt nhất, cần kết hợp với chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt phù hợp. Tuyệt đối không uống rượu bia thuốc lá, kiêng quan hệ tình dục, kiêng vận động mạnh.

Ngoài những lưu ý này, để bài thuốc chữa bệnh trĩ từ lá vông mang lại kết quả như ý, các bạn nên hạn chế nạp những loại đồ ăn và thức uống chứa chất kích thích như rượu, bia, soda,… Ngoài ra, người bệnh cũng nên thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày như uống nhiều nước hoặc thường xuyên vận động thể chất để tăng cường hỗ trợ điều trị bệnh.

Xem thêm: Top 20+ thuốc chữa bệnh trĩ Đông y, Tây y tốt nhất trên thị trường hiện nay

Một số câu hỏi liên quan

Uống lá vông có tốt không?

Các bộ phận của cây vông nem như lá, hoa và vỏ thân có tính bình, vị đắng có tác dụng an thần, làm lành vết loét,… thường dùng chủ trị các bệnh như trĩ, phong thấp, chứng mất ngủ,…vậy nên uống lá vông nem như một cây thuốc chữa được nhiều bệnh đang gặp phải.

Uống nhiều nước lá vông có sao không?

Lá vông là một loại thuốc bắc. Nếu uống nhiều sẽ gây ra tác dụng không mong muốn. Dùng lá vông chữa mất ngủ trong thời gian dài dễ bị nhờn thuốc.

Lá vông có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương, trấn tĩnh, gây ngủ, hạ thân nhiệt và hạ huyết áp.

Lá vông có độc không?

Trong dược liệu này có một số loại alcaloid có tính độc nhẹ (như hypaphorin, erythrin) nếu quá lạm dụng sẽ dẫn đến tình trạng mệt mỏi, đau khớp, sụp mí,…

Lá vông có độc không? 
Lá vông có độc không?

Cách nhận biết lá Vông

Cây thân gỗ cao 10m, thân và cành có gai gắn hình nón, cây phân nhánh nhiều. Lá mọc so le có 3 lá chét hình tam giác, mép lá nguyên lá chét ở giữa to hơn hai lá và có chiều rộng lớn hơn hai lá dài, lá thường rụng vào mùa khô và được trồng nhiều ở vùng quê Việt Nam.

Mua lá vông ở đâu?

Lá vông khá là phổ biến ở làng quê Việt Nam nên bạn có thể tìm mua ở các chợ quê hay cửa hàng Đông dược.

Trên đây là một vài chia sẻ về Lá Vông chữa bệnh Trĩ ,  hy vọng chúng co ích với bạn, chúc các bạn thành công.

Dược sĩ Lưu Anh

Dược sĩ Lưu Anh tốt nghiệp tại ngôi trường đào tạo hệ dược sĩ đại học danh giá nhất Việt Nam - Trường Đại học Dược Hà Nội. Sau một thời gian làm việc tại khoa dược của một bệnh viện lớn trên Hà Nội, Anh được mời làm biên tập viên của Trang thông tin sức khỏe về bệnh đường tiêu hóa