[Chia sẻ] Hạt Chia có chữa táo bón được không? Giá và cách sử dụng

Hạt Chia có chữa táo bón được không?

Hạt Chia có chữa táo bón được không?
Hạt Chia có chữa táo bón được không?

Táo bón là tình trạng rối loạn tiêu hóa. Nguyên nhân táo bón có thể do chế độ ăn hàng ngày ít chất xơ, nhu động ruột giảm hoạt động, lười uống nước hoặc ít vận động,… Hậu quả của táo bón đem lại không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống như gây đau rát hậu môn và gây ra tình trạng khó tiêu mà còn làm giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng của ruột.

Tình trạng này kéo dài sẽ gây ra suy nhược cơ thể làm cho cho bạn bị thiếu máu, mất khả năng tập trung. Bên cạnh đó táo bón kéo dài còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan tới đường tiêu hóa như trĩ, viêm túi thừa, viêm nhiễm hậu môn, rò lỗ hậu môn, nứt kẽ hậu môn,…

Đối với các trường hợp táo bón nhẹ bạn có thể dùng một số thực phẩm lành tính để cải thiện như hạt chia. Trong thành phần của hạt chia có chứa nhiều chất xơ, các axit béo Omega 3, nguyên tố vi lượng như sắt, canxi và các chất chống oxy hóa,…

Hạt Chia có tác dụng gì trong chữa táo bón?

  • Hàm lượng chất xơ cao trong hạt chia tăng khối lượng và làm mềm phân. Do đó bạn sẽ không còn cảm thấy khi tình trạng phân bị vón cục hay khô cứng nữa. Ngoài ra thành phần axit béo Omega 3 trong hạt chia còn có công dụng làm trơn đường ruột giúp cho phân được đào thải ra thuận lợi hơn.
  • Thêm vào đó hạt chia có chứa các chất chống Oxy hóa. Chúng có tác dụng giảm tình trạng viêm và bảo vệ làm bền thành mạch. Do vậy việc việc bổ sung hạt chia vào bữa ăn hàng ngày sẽ không những giảm tình trạng táo bón hiện tại, mà còn giảm hiện tượng sưng viêm ở lỗ hậu môn, giúp bảo vệ tĩnh mạch trực tràng và người nguy cơ bị bệnh trĩ.

Các lợi ích to lớn đối với sức khỏe như trên, bạn hoàn toàn có thể sử dụng hạt chia để điều trị táo bón nhẹ, tức táo bón kéo dài dưới 6 tuần. Trong trường hợp bệnh nhân bị táo bón mãn tính, cần kết hợp sử hạt chia với các biện pháp dùng thuốc nhuận tràng và kết hợp với chế độ ăn uống phù hợp.

Các cách sử dụng hạt Chia trị táo bón

Dùng hạt Chia trực tiếp

Để cải thiện các triệu chứng táo bón ở nhà, bạn có thể ăn trực tiếp hạt chia. Do là bởi hạt chia có thể hút nhiều nước vào bên trong, nên ăn hạt chia xong bạn cần uống một lượng lớn nước để thúc đẩy sự đào thải phân ra ngoài tốt hơn.

  • Đối với người trưởng thành thì bạn có thể bổ sung cho cơ thể khoảng 15 gram hạt chia mỗi ngày. Đối với trẻ nhỏ, bạn chỉ nên dùng một lượng hạt chia khoảng 10 gram/ngày.

Hạt Chia kết hợp với sữa chua trị táo bón

Bổ sung hạt chia vào trong sữa chua cũng là một trong các cách điều trị táo bón hiệu quả. Các dưỡng chất có lợi trong sữa chua sẽ hòa hợp với hạt chia giúp cải thiện chức năng hệ tiêu hóa đặc biệt là đường ruột, nâng cao khả năng khỏi chứng táo bón.

Ngoài ra, việc uống hạt chia với sữa chua còn giúp bạn tránh gặp các chứng như đau quặn bụng, chướng bụng, đầy hơi, khó đi tiêu, hay ỉa chảy,…

Cách làm:

  • Chuẩn bị một hộp sữa chua. Cho hạt chia với lượng vừa đủ vào hộp, dùng thìa khuấy đều cho hạt chia nở đều. Sau đó bạn có thể dùng.
  • Thực hiện theo cách này đều đặn và kiên trì trong tầm 5 ngày là sẽ thấy giảm các triệu chứng liên quan đến táo bón như mót rặn, phân nhỏ và cứng khô, hay phân ít,…

Giảm táo bón bằng Chia pha nước

Giảm táo bón bằng Chia pha nước
Giảm táo bón bằng Chia pha nước

Một cách sử dụng hạt chia để điều trị táo bón rất đơn giản dễ thực hiện là pha hạt chia với nước để uống. Hạt chia sẽ được ngâm trong một cốc nước để trương nở tạo dạng gel kết dính. Khi hạt chia được trương nở hoàn toàn, khuấy đều và có thể uống được. Không nên để dạng gel quá lâu sẽ dễ xảy ra hiện tượng vón cục.

Cách làm:

  • Cho khoảng 2 thìa cà phê nhỏ hạt chia vào một cốc nước ấm dung tích 300 ml. Để cho đến khi hạt chia trương nở hoàn toàn rồi uống.
  • Thực hiện mẹo này mỗi ngày một lần, làm liên tục như vậy cho đến khi giảm các triệu chứng táo bón. Bạn không cần lo lắng thời điểm uống, có thể dùng trước hoặc sau ăn.

Uống nước chanh với Chia giảm táo bón

Có thể pha hạt chia vào trong nước chanh để điều trị táo bón. Hỗn hợp này có tác dụng bổ sung nước, các vitamin và các khoáng chất cần thiết đối với cơ thể sống. Ngoài ra chanh có công dụng đào thải các độc tố ra ngoài cơ thể giúp giải độc hiệu quả, đặc biệt trong trường hợp táo bón.

Cách làm:

  • Chuẩn bị khoảng 2 lít nước lọc, thêm 2 đến 3 thìa cà phê hạt chia vào rồi thêm nước cốt chanh (tầm 1 quả chanh), sau đó khuấy đều bằng thìa.
  • Để đến khi hạt chia trương nở đầu và hoàn toàn thì có thể uống được. Bạn có thể uống nước chanh hạt chia thay cho nước lọc dùng hằng ngày để tăng tốc độ điều trị táo bón.

Chia kết hợp với các món ăn

Trong các bữa ăn gia đình, bạn có thể thêm hạt chia vào bất kỳ món ăn nào để uống hoặc ăn kèm như cháo, ngũ cốc, kem, hay nước canh,… Do hạt chia hoàn toàn không có mùi và vị nên sẽ không cần lo hạt chia làm giảm hương vị thơm ngon của thức ăn hay thức uống. Hơn thế việc bổ sung hạt chia vào món ăn thường ngày còn bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người.

Giá của hạt Chia

  • Hiện nay, một túi hạt chia Úc 1kg có giá vào khoảng 250.000 – 500.000 đồng tùy loại và hình thức bán.

Một số lưu ý khi sử dụng Chia trị táo bón

Một số lưu ý khi sử dụng Chia trị táo bón
Một số lưu ý khi sử dụng Chia trị táo bón

Hạt chia có nhiều công dụng đối với hệ tiêu hóa, giúp cải thiện các triệu chứng táo bón rất hiệu quả. Tuy nhiên để đảm bảo tính an toàn khi sử dụng cũng như việc đảm bảo hiệu quả mang lại thì bạn cần lưu ý một vài điều sau đây:

  • Hạt chia thuộc nhóm nguyên liệu tự nhiên nên gây tác dụng dược lý chậm hơn so với các các thành phần hóa dược khác. Do đó yêu cầu bệnh nhân phải thực hiện kiên trì trong một thời gian dài để đạt hiệu quả như mong muốn, ít nhất là 1 tuần liên tục sử dụng.
  • Dùng hạt chia để trị táo bón phù hợp với những người bị táo bón nhẹ, các triệu chứng không đến 6 tuần. Còn trong trường hợp mãn tính kéo dài trên 6 tuần, các triệu chứng dai dẳng thì hiệu quả điều trị sẽ không được tối ưu.
  • Không nên dùng hạt chia để trị táo bón cho bệnh nhân đang dùng thuốc chống đông hay người bị dị ứng với các cây thuộc họ bạc hà.
  • Nên dùng hạt chia với liều lượng phù hợp, tráng lạm dụng dẫn đến nhiều tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa hay gây khó thở, loãng máu, tụt đường máu,…
  • Nên dùng từ liều nhỏ rồi tăng dần sau đó khi cơ thể đã quen với liều cũ. Không sử dụng liều cao ngay từ đầu để tránh nguy cơ ỉa chảy, chướng bụng, khó tiêu,…
  • Khi sử dụng hạt chia để trị táo bón, bạn có thể kết hợp với nước ép trái cây không chứa đường hoặc trà nguồn gốc thảo dược. Không nên dùng chung với rượu bia hay các chất kích thích làm cho cơ thể dễ bị thiếu nước và làm cho tình trạng táo bón nghiêm trọng hơn.
  • Bệnh nhân nên thiết kế một chế độ dinh dưỡng hợp lý, uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Cần cung cấp thêm các thực phẩm bổ sung các vitamin thiết yếu và khoáng chất cần thiết cho cơ thể hàng ngày, bên cạnh hạn chế dùng các thực phẩm có hại với sức khỏe đường tiêu hóa.
  • Bên cạnh đó, bạn cũng cần tập luyện thể dục thể thao hàng ngày để kích thích nhu động ruột, giúp tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn. Cần đi đại tiện ngay khi có nhu cầu, đặc biệt không nên nhịn đi đại tiện, không làm các công việc khác trong thời gian đi đại tiện.

Hạt Chia có chữa táo bón cho bà bầu được không?

Bà bầu thường xuyên bị táo bón trong thời kỳ mang thai. Nguyên nhân là do sự thay đổi nồng độ hormone trong thời kỳ mang thai, cũng như sự thay đổi chế độ ăn uống của bà bầu. Để tránh tình trạng này xảy ra, bà bầu có thể sử dụng hạt chia do hàm lượng chất xơ cao trong hạt Chia mà không cần lo việc tăng cân hoặc các vấn đề liên quan đến tiêu hóa.

Trẻ em bị táo bón dùng chia có được không?

Hạt Chia có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị giảm các triệu chứng của táo bón. Với thành phần dồi dào chất xơ hạt Chia có công dụng làm tăng kích thước phân, làm mềm phân, do đó làm giảm tình trạng phân khô hoặc cứng hay vón thành cục.

Bên cạnh đó, các axit béo Omega 3 trong thành phần của hạt Chia còn có công dụng làm trơn đường ruột, làm đẩy nhanh tốc độ đào thải phân một cách thuận lợi. Hạt Chia còn có chứa một số chất chống oxy hóa có công dụng chống viêm và làm bền thành mạch máu giúp đảm bảo hoạt động của hệ tiêu hóa của trẻ.

Việc sử hạt Chia với một liều lượng phù hợp và đúng cách sẽ đem lại hiệu quả cao trong điều trị làm giảm các triệu chứng táo bón cũng như giảm các tác dụng không mong muốn. Do vậy, các bậc phụ huynh cần chú ý đến độ tuổi trẻ và liều lượng dùng một cách phù hợp với trẻ.

Uống hạt Chia có bị đau dạ dày không?

Hạt chia rất lành tính, không gây dị ứng cho người dùng, không có nhiều chất độc gây hại cho cơ thể. Tuy nhiên hạt Chia lại không phù hợp với bệnh nhân mắc bệnh viêm dạ dày, hay có vấn đề bất thường liên quan đến hệ thống tiêu hóa như táo bón,… Lý do chính là nguồn chất xơ dồi dào trong hạt Chia hơn nhiều so với các nguồn chất xơ thông thường như các loại ngũ cốc. Đặc biệt là so với cơm hay bánh mì thì hàm lượng chất xơ có trong hạt chia cao gấp 10 lần so với hai loại thực phẩm trên.

Do chứa nhiều chất xơ như vậy nên nếu không biết cách dùng cũng như liều lượng phù hợp thì dễ gây tình trạng dư thừa. Nhất là ở bệnh nhân hay bị đau dạ dày khi dùng hạt chia sẽ hay bị chướng, đầy bụng, ỉa chảy, dễ bị nôn mửa do chức năng dạ dày không thể tiêu hóa được hết lượng chất xơ lớn có trong hạt Chia.

Khi hạt chia đi vào trong dạ dày, chúng tiếp tục trương nở, tăng thể tích và hình thành các lớp màng bao bọc bên ngoài hạt (màng chất xơ) không tan trong dịch vị dạ dày. Chính vì vậy sẽ tạo sự cản trở trong việc co bóp của dạ dày, làm giảm pH dạ dày do tăng lượng acid có trong dạ dày, làm cho tình trạng đau dạ dày càng nghiêm trọng hơn.

Tìm hiểu thêm:

Dược sĩ Lưu Anh

Dược sĩ Lưu Anh tốt nghiệp tại ngôi trường đào tạo hệ dược sĩ đại học danh giá nhất Việt Nam - Trường Đại học Dược Hà Nội. Sau một thời gian làm việc tại khoa dược của một bệnh viện lớn trên Hà Nội, Anh được mời làm biên tập viên của Trang thông tin sức khỏe về bệnh đường tiêu hóa