[Mẹo] Cách chữa táo bón cho trẻ bằng lá hẹ tại nhà đơn giản hiệu quả

Táo bón là một trong những bệnh tiêu hóa có xu hướng gia tăng, gặp ở mọi đối tượng. Bên cạnh việc sử dụng các thuốc tân dược thì việc dùng lá hẹ để chữa táo bón là một phương pháp dân gian an toàn, hiệu quả, chi phí thấp đang được áp dụng khá phổ biến. Hãy cùng tìm hiểu về việc sử dụng lá hẹ để điều trị táo bón qua bài viết dưới đây!

Lá hẹ có tác dụng gì trong điều trị táo bón?

Cách chữa táo bón cho trẻ bằng lá hẹ tại nhà
Cách chữa táo bón cho trẻ bằng lá hẹ tại nhà

Hẹ (Allium tuberosum) hay còn gọi là cửu thái, cửu thái tử…, là một loại cây thảo được trồng rộng rãi ở cả trung du, vùng núi hay đồng bằng. Hẹ thường được biết đến là một loại rau, một loại gia vị sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày. Ngoài ra, trong cây hẹ có chứa hàm lượng lớn chất xơ, odorin, các hợp chất sulfur, saponin, nhiều loại vitamin nên được sử dụng trong các trường hợp viêm tai giữa, viêm mũi, ho, hỗ trợ điều trị tiểu đường và điển hình nhất là dùng trong điều trị táo bón.

Do có hàm lượng chất xơ lớn, các chất có hoạt tính kháng sinh có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi khuẩn bất lợi trong đường tiêu hóa, có tác dụng nhuận tràng, tăng nhu động tiêu hóa, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, giúp đào thải phân và các chất cặn bã dễ dàng hơn.

Theo y học cổ truyền, hẹ có tính ấm, vị cay, hơi chua, quy kinh Can, Thận, Vị; có tác dụng ôn trung, hành khí, giải độc,… giúp cải thiện tình trạng táo bón.

Một số mẹo chữa táo bón bằng lá hẹ

Với lợi ích tuyệt vời của lá hẹ trong điều trị táo bón như vậy thì việc chế biến, sử dụng lá hẹ như thế nào có vai trò rất quan trọng, quyết định hiệu quả diều trị. Việc sử dụng lá hẹ để chữa táo bón rất an toàn, hiệu quả mà không tốn chi phí như các phương pháp khác. Dưới đây là một số mẹo sử dụng lá hẹ để chữa táo bón đem lại hiệu quả tốt nhất:

Chữa táo bón bằng nước ép lá hẹ tươi

Dùng nước ép lá hẹ tươi chữa táo bón được coi là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện mà mang lại hiệu quả cao. Nước ép lá hẹ có hàm lượng chất xơ cao có tác dụng nhuận tràng, tăng nhu động tiêu hóa, giúp phân mềm hơn và tăng đào thải ra ngoài. Như vậy sẽ giúp cải thiện tình trạng táo bón. Chữa táo bón theo phương pháp này vừa đơn giản, không tốn kém chi phí mà áp dụng được đối với nhiều đối tượng, rất thích hợp để dùng cho trẻ em.

Cách làm

  • Lấy một ít lá hẹ tươi, loại hết bụi bẩn, ngâm trong nước muối loãng khoảng 15 phút sau đó rửa lại bằng nước sạch và vớt ra để ráo nước.
  • Lấy lá hẹ vừa rửa sạch cho vào máy xay xay nhuyễn với khoảng 100ml nước đun sôi để nguội (hoặc dùng cối giã nhuyễn).
  • Lọc lấy dịch và dùng để uống trực tiếp. Nên sử dụng 1 lần/ ngày đến khi hết táo bón thì dừng.

Dùng nước lá hẹ tươi ngâm hậu môn

Dùng nước lá hẹ tươi ngâm hậu môn
Dùng nước lá hẹ tươi ngâm hậu môn

Ngoài việc uống nước ép lá hẹ tươi, những người bị táo bón nên kết hợp dùng nước lá hẹ tươi để ngâm hậu môn để tăng hiệu quả, giúp giảm táo bón nhanh hơn. Khi ngâm hậu môn với nước lá hẹ tươi sẽ làm giãn cơ vòng hậu môn, phân mềm hơn giúp quá trình đào thải phân ra ngoài dễ dàng hơn. Khi áp dụng phương pháp này, người bệnh sẽ không cảm thấy sợ hãi, giảm cảm giác đau, tức mỗi lần đi vệ sinh.

Cách làm

  • Lấy khoảng một nắm lá hẹ, có thể dùng cả cây, loại bỏ hết đất bám, rửa sạch bằng nước.
  • Lấy phần lá (cây) hẹ đã rửa sạch ở trên đem đun với khoảng 1-2 lít nước, đun lửa to đến khi sôi thì để lửa nhỏ thêm khoảng 10 phút nữa thì dừng.
  • Để nước nguội dần rồi dùng để ngâm hậu môn.
  • Khi áp dụng phương pháp này cần chú ý nhiệt độ của nước ngâm, đảm bảo nước không quá nóng có thể gây bỏng, nước nguội quá thì thời gian ngâm phải lâu và ít hiệu quả.

Dùng lá hẹ trong thực đơn hàng ngày

Nếu áp dụng các phương pháp khác hầu hết chỉ có mục đích chữa táo bón thì việc sử dụng lá hẹ trong thực đơn hàng ngày không những chữa táo bón mà còn giúp bổ sung chất dinh dưỡng cho người bệnh. Phương pháp này không đòi hỏi phải mất thời gian để xay, giã hay đun nước ngâm như hai phương pháp kể trên mà chỉ đơn giản là chế biến các món ăn hàng ngày. Chúng ta có thể sử dụng lá hẹ làm rau, làm gia vị trong các món ăn mà cách chế biến lại rất đơn giản, quen thuộc, dễ thưởng thức. Các món ăn có thể dùng lá hẹ thì vô cùng đa dạng, có thể dùng trong cả bữa sáng hay các bữa chính trong ngày. Dưới đây là một số món ăn quen thuộc có thể dùng dùng với lá hẹ vừa bổ dưỡng, ít chi phí mà lại dễ làm:

Bánh đa- riêu cua

  • Lá hẹ dùng trong các bữa sáng: Nước riêu cua đun sôi, nêm đầy đủ gia vị, thả bánh đa vào sau đó thêm chút lá hẹ xắt nhỏ khoảng 2cm. Chỉ đơn giản như thế là đã có một tô bánh đa thơm ngon vừa giàu dinh dưỡng vừa có tác dụng hỗ trợ điều trị táo bón.

Canh hẹ nấu thịt và đậu

  • Xào thịt cùng với hành băm tới khi gần chín thì thêm lá hẹ, thêm nước và gia vị vừa đủ, đun đến khi nước gần sôi thì thêm đậu phụ vào rồi đun sôi, tắt bếp là chúng ta đã có món canh thơm ngon vừa bổ sung dinh dưỡng, vừa hỗ trợ chữa táo bón.

Một số lưu ý khi chữa táo bón bằng lá hẹ

Một số lưu ý khi chữa táo bón bằng lá hẹ
Một số lưu ý khi chữa táo bón bằng lá hẹ

 

Do đáp ứng và tình trạng bệnh của mỗi bệnh nhân là khác nhau và đặc tính tác dụng của lá hẹ nên khi sử dụng chúng ta cần phải thận trọng. Dưới đây là một số lưu ý khi dùng lá hẹ để điều trị táo bón:

  • Tuyệt đối không sử dụng cho các đối tượng hay bị bốc hỏa (hay ra mồ hôi, hồi hộp, đánh trống ngực, mặt nóng đỏ bừng); các đối tượng bị dị ứng với các cây cùng họ với hẹ (hành, tỏi)…
  • Biện pháp này chỉ phù hợp với những người mới bị táo bón và bị nhẹ nên đối với những người đã bị lâu ngày hoặc táo bón nặng thì phải kết hợp với các phương pháp điều trị khác thì mới có hiệu quả.
  • Không được sử dụng cùng với một số thực phẩm tương kị với lá hẹ như: mật ong, bí đỏ, sữa chua, rượu trắng, thịt trâu, thịt bò…

Sử dụng lá hẹ để chữa táo bón là phương pháp chữa táo bón an toàn, hiệu quả nếu biết sử dụng đúng cách. Vì vậy mọi người cần phải cân nhắc dựa trên mức độ bệnh của mình có nên tự điều trị tại nhà hay không và khi có những biểu hiện bất thường cần phải đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, điều trị kịp thời.

Dược sĩ Lưu Anh

Dược sĩ Lưu Anh tốt nghiệp tại ngôi trường đào tạo hệ dược sĩ đại học danh giá nhất Việt Nam - Trường Đại học Dược Hà Nội. Sau một thời gian làm việc tại khoa dược của một bệnh viện lớn trên Hà Nội, Anh được mời làm biên tập viên của Trang thông tin sức khỏe về bệnh đường tiêu hóa