Phương pháp điều trị thích hợp, hiệu quả và an toàn vẫn là một vấn đề nhức nhối đối với những bệnh nhân mắc các bệnh trĩ nội, trĩ ngoại. Trong bài viết ngày hôm nay, medihappy.vn có đề cập đến một phương pháp sử dụng các nguyên liệu từ thiên nhiên: chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không, giúp cho người bệnh có thể hiểu rõ hơn và áp dụng để đạt được kết quả như mong muốn.
Vì sao lá trầu không chữa được bệnh trĩ?
Trầu không có tên khoa học là Piper Betle L, thuộc họ Hồ tiêu. Lá và quả là hai thành phần được sử dụng nhiều trong các phương pháp chữa bệnh trong y học.
Lá trầu không có chứa 0,8 – 2,4% tinh dầu thơm, trong đó có 2 thành phần hoạt chất chính đó là betel – phenol và chavicol, ngoài ra nó còn chứa rất nhiều phenolic khác cùng với nhiều vitamin và axit amin.
Trong một thí nghiệm nghiên cứu của tiến sĩ Rajendra Toprani tại trung tâm ung thư HCG được công bố trên tạp chí South Asian Journal of Cancer đã chứng minh rằng: lá trầu không có thể tấn công và làm tiêu đi các khối u có ở động vật.
Ngoài ra trong lá trầu không có các hoạt chất giúp kháng khuẩn, kháng sinh rất mạnh đối với các loại vi khuẩn, tụ cầu và trực trùng coli, nấm. Điều đó giúp giảm thiểu các triệu chứng ngứa, rát ở hậu môn do các căn bệnh trĩ nội, trĩ ngoại gây ra, ngăn chặn được các hiện tượng viêm nhiễm.
Bên cạnh đó, lá trầu không giúp làm nhanh lành vết thương, giúp cho vết nứt hậu môn nhanh chóng hồi phục, kích thích trực tràng co bóp làm giảm tối thiểu hiện tượng táo bón hay có ở trẻ em, là một nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh trĩ.
Có thể thấy, trầu không cũng là một sự lựa chọn đáp ứng được cả về suy giảm triệu chứng và hỗ trợ hồi phục do bệnh trĩ gây ra phải không?
Vậy thì sử dụng như thế nào cho đúng cách? Chi tiết cách tiến hành sẽ được trình bày ngay đây.
Xem thêm: Tuýp bôi trĩ Hemopropin có tốt không? Hướng dẫn cách sử dụng
Cách chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không
Ngâm lá trầu không chữa bệnh trĩ
Đây là phương pháp dùng để điều trị chữa bệnh trĩ ngoại.
Nguyên liệu: Bạn cần chuẩn bị từ 10 – 15 lá trầu không.
Cách tiến hành:
- Bước 1: Làm sạch lá trầu không bằng hỗn hợp dung dịch nước muối tự pha tại nhà.
- Bước 2: Cho vào nồi đun với 1 muỗng muối sạch, sử dụng một lượng nước phù hợp. Đun thật sôi, sau đó vặn nhỏ lửa trong vòng 5 phút.
- Bước 3: Để nguội đến khi nước ấm, sờ tay vào không có cảm giác bỏng thì lấy ra đổ ra chậu.
- Bước 4: Vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ sau đó ngâm vào phần nước vừa chuẩn bị được trong vòng 30 phút.
Sử dụng biện pháp này 2 lần/ ngày liên tục trong 1 tuần.
Kết hợp lá trầu không với 1 số dược liệu khác
Dùng để điều trị cho cả trĩ nội và trĩ ngoại.
Nguyên liệu: 7 lá trầu không, 7 quả bồ kết, 7 hạt gấc và 1 trái cau to.
Cách tiến hành:
- Bước 1: Mang lá trầu, bồ kết và hạt gấc đi rửa thật sạch. Sau đó nghiền nhỏ cùng với 1 thìa muối. Chú ý nghiền nhuyễn nhất có thể.
- Bước 2: Quả cau bổ nhỏ, chia làm 7 phần là hợp lý.
- Bước 3: Cho toàn bộ nguyên liệu vừa chuẩn bị được vào một nồi có chứa khoảng 1,5 lít nước lọc. Đun sôi rồi cho nhỏ lửa trong vòng 5 phút.
- Bước 4: Sử dụng phần nước vừa chuẩn bị được để xông hậu môn.
Sử dụng đều đặn 2 lần/ ngày, trước khi đi ngủ trong vòng 1 tuần.
Xem thêm: [ĐÁNH GIÁ] Thuốc HemoClin 37g có tác dụng gì?
Lá trầu không chữa bệnh trĩ có tốt không?
Thông qua một số cuộc khảo sát nhanh về hiệu quả của phương pháp điều trị bệnh trĩ bằng lá trầu không đều thu hồi được về những phản hồi tích cực từ những bệnh nhân đã sử dụng thử biện pháp này.
Chị Liên – 30 tuổi cho biết:
Trước chị tốn rất nhiều tiền vào các loại thuốc tây lại ngại đi khám mà bệnh trĩ của chị chẳng hề thuyên giảm. Sau một thời gian vật lộn với trĩ, chị được mẹ chồng truyền cho phương pháp điều trị bằng lá trầu không.
Lúc đầu thì chị cũng không tin đâu. Nhưng cứ kiên trì điều trị, mỗi ngày đều đặn 2 lần 1 ngày suốt 1 tuần, kết quả ngoài mong đợi luôn. Chị đã hết ngứa rát, đi đứng dễ dàng hơn, không còn cảm giác khó chịu khi ngồi lâu nữa. Từ đó tinh thần cũng vui vẻ trở lại. Chị rất hài lòng.
Anh Kiên – 32 tuổi chia sẻ:
Ngày trước anh bị trĩ, đi tiểu tiện rất không thoải mái, cảm giác đau rát, lại còn ra máu làm mình rất lo lắng.
Tình cờ có một hôm xem trên tivi có chương trình về sức khỏe nói đến bệnh trĩ, hướng dẫn sử dụng lá trầu không kết hợp với quả bồ kết, thấy được bác sĩ chuyên gia khuyên dùng thì cũng yên tâm nên anh đã kiên trì sử dụng.
May mắn, sau 5 – 6 ngày thì các triệu chứng thuyên giảm rõ ràng. Anh giờ đi đâu, gặp ai mà bị trĩ anh đều chia sẻ biện pháp này để cho mọi người cùng biết.
Lưu ý khi điều trị trĩ bằng lá trầu không
Khi lựa chọn nguyên liệu nhất là lá trầu không và quả bồ kết, cần chọn những nguyên liệu không quá già cũng không quá non, không bị khô héo.
Các nguyên liệu cần phải được rửa sạch trước khi sử dụng vì khi mua ngoài chợ, những nguyên liệu này thường sẽ được phun thuốc sâu, nên một khi chưa loại trừ hết hóa chất, để chúng ngấm vào trong cơ thể sẽ rất độc hại, gây ra các bệnh nguy hiểm hơn ảnh hưởng đến sức khỏe của mình.
Đối với cơ địa của từng người mà thời gian điều trị cũng như kết quả có được sẽ nhanh, chậm khác nhau. Biện pháp này thường có tác dụng ổn đối với những bệnh nhân mới bị trĩ, những trường hợp đã kéo dài hoặc trở nên mãn tính cần phải đến trực tiếp các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Vùng hậu môn phải được vệ sinh sạch sẽ trước khi ngâm, xông, nhất là sau khi đi vệ sinh để đảm bảo luôn được đảm bảo vệ sinh. Không được đưa các nguyên liệu vào sâu bên trong vì nó có khả năng làm viêm ngược lại đối với các bộ phận phía bên trong.
Để nhận được kết quả khả quan nhất, người bệnh nên kết hợp chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng, cung cấp rau xanh, chất xơ, rèn luyện thể thao thường xuyên và cung cấp 2l nước cho cơ thể mỗi ngày.
Trên đây toàn bộ những kiến thức có thể giúp cho bạn về vấn đề điều trị bệnh trĩ bằng trầu không. Hy vọng bạn sẽ thành công trong phương pháp này.
Xem thêm: [SỰ THẬT] Thuốc Proctolog bị thu hồi? Các thuốc nào thay thế được?