[GỢI Ý] Cách trị bệnh trĩ dân gian dễ dàng, hiệu quả

Người xưa có câu “Thập nhân cửu trĩ”, thật vậy từ xưa đến nay trĩ luôn là một căn bệnh phổ biến mà nhiều người đã phải chịu sự giày vò từ nó. Rất nhiều người âm thầm chịu những triệu chứng khó chịu do bệnh gây nên chỉ vì chữa trĩ là sẽ động đến phần nhạy cảm. Hôm nay medihappy.vn sẽ giới thiệu đến các bạn những cách trị trĩ dân gianmà ai cũng có thể tự làm tại nhà được.

Bệnh trĩ có nguy hiểm không?

Bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ theo dân gian gọi là lòi dom là một bệnh rất phổ biến ngày nay và là bệnh đứng đầu trong các bệnh vùng hậu môn – trực tràng phải nhập viện. Bệnh xảy ra là sự căng giãn tĩnh mạch quá mức ở mô xung quanh hậu môn gây sưng hay viêm hậu môn.  Bệnh trĩ thường xảy ra ở người bị táo bón kinh niên, công việc ít đi lại, ở phụ nữ mang thai. Có hai loại trĩ là trĩ nộitrĩ ngoại. Trĩ nội có triệu chứng xung huyết, chảy máu. Trĩ ngoại thì sẽ phát triển khối u và thường rất đau.

Bệnh trĩ có nguy hiểm không?

  • Bệnh trĩ là một bệnh phổ biến ở Việt Nam và xảy ra ở mọi lứa tuổi. Tuy có gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày nhưng nó không nhiều và cũng là bệnh lý ở phần nhạy cảm do vậy mọi người thường để rất lâu mới đi khám.
  • Bệnh trĩ thường được chia thành nhiều giai đoạn khác nhau và càng để đến giai đoạn cao thì càng nguy hiểm và có thể nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Ở những giai đoạn đầu bệnh trĩ mới hình thành sẽ khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu nhưng không đau đớn. Nhưng nếu để lâu mà không chữa trị bệnh trĩ sẽ biến chứng thành nhiều bệnh lý gây nguy hiểm cho người bệnh.
  • Các biến chứng của bệnh trĩ là các bệnh vô cùng nguy hiểm như:
    – Tắc mạch hậu môn: gây ra sự đau đớn dữ dội trong hậu môn.
    – Nhiễm trùng máu: khiến người bệnh bị rối loạn hệ tuần hoàn, phù nề và sốc nhiễm khuẩn.
    – Hoại tử búi trĩ: Búi trĩ sa bị cơ vòng hậu môn thít chặt và tiếp xúc với phân sẽ dẫn tới viêm nhiễm, hoại tử hậu môn.
    – Ung thư trực tràng: Viêm nhiễm theo thời gian sẽ lây lan sâu vào vùng trực tràng, những tế bào ác tính sẽ phát triển không ngừng trên diện rộng gây ung thư.
    – Trĩ sa nghẹt: Gây đau đớn, sưng búi trĩ, lâu dần có thể dẫn đến hoại tử, lở loét và nhiễm khuẩn.

Bệnh trĩ để càng lâu thì sẽ càng gây ra triệu chứng nguy hiểm nên khi phát hiện triệu chứng các bạn hãy đến ngay các cơ sở y tế để dễ dàng chữa khỏi và tiết kiệm chi phí.

Bệnh trĩ có nguy hiểm không?
Bệnh trĩ có nguy hiểm không?

Chữa bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian có hiệu quả không?

Cho đến nay nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ vẫn chưa được xác định một cách chính xác hoàn toàn nên để chữa trị bệnh vẫn chưa có các phương pháp cụ thể.

Bệnh trĩ khi mới chỉ ở giai đoạn nhẹ sẽ rất dễ dàng chữa trị nhưng chuyển sang giai đoạn nặng thì sẽ rất khó khăn cho việc chữa khỏi hoàn toàn. Khi đó sẽ phải sử dụng đến phương pháp phẫu thuật. Vậy nên hãy chữa trị bệnh ngay khi còn ở những giai đoạn đầu tiên.

Ở những giai đoạn đầu bệnh trĩ có thể chữa trị bằng cách cải thiện lối sống lành mạnh hơn như uống nhiều nước, thường xuyên tập thể dục, đi bộ, ăn nhiều chất xơ,…

Tuy nhiên, các bác sĩ, các chuyên gia y tế cũng đã nhiều lần giới thiệu đến người bệnh các bài thuốc dân gian vô cùng đơn giản mà người bệnh có thể dễ dàng thực hiện tại nhà. Hiệu quả của các bài thuốc này là rất cao và đã được phản hồi bằng những đánh giá tích cực của người bệnh.

Do các bài thuốc được lưu truyền trong dân gian thường có thành phần là các thảo dược tự nhiên nên tính an toàn là vô cùng cao. Không chỉ vậy còn có hiệu quả nhanh, tiện dụng và hợp vệ sinh.

Chữa bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian có hiệu quả không?
Chữa bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian có hiệu quả không?

TOP 5 cách trị bệnh trĩ dân gian hay nhất

Mẹo chữa bệnh trĩ bằng tỏi

Chữa bệnh trĩ bằng tỏi có hiệu quả không?

  • Tỏi đã được sử dụng để chữa nhiều bệnh trong hàng ngàn năm qua. Một trong những lý do chính tỏi được sử dụng phổ biến là do tỏi là một nguyên liệu rất dễ tìm, rất dễ sử dụng mà lại đem lại hiệu quả cao.
  • Trong các nghiên cứu khoa học, tỏi được xác định có thành phần chính là Allicin là một chất kháng sinh tự nhiên có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn, các tác nhân gây bệnh.
  • Với khả năng kháng sinh mạnh như vậy tỏi được dùng để điều trị rất nhiều các loại bệnh và trong số đó có cả bệnh trĩ.
  • Tỏi có tác dụng giúp sự lưu thông máu tại hậu môn – trực tràng tốt hơn. Củng cố thành mạch máu làm giảm sự viêm ở hậu môn – trực tràng.
  • Tỏi có tính ấm có khả năng làm giảm huyết áp, tăng cường tuần hoàn máu lên não do đó giảm đi áp lực của thành mạch trĩ.
Mẹo chữa bệnh trĩ bằng tỏi
Mẹo chữa bệnh trĩ bằng tỏi

Những bài thuốc hay chữa bệnh trĩ bằng tỏi trong dân gian

Bài thuốc 1. Trực tiếp ăn tỏi, uống nước ép tỏi

Một cách chữa bệnh đơn giản mà lại hiệu quả đó chính là trực tiếp ăn tỏi.

  • Bạn có thể trực tiếp ăn tỏi sống hoặc nếu không ăn được trực tiếp bạn có thể dùng dùng tỏi làm gia vị kèm chế biến chung với các món ăn khác.
  • Ép tỏi tươi để uống cũng có tác dụng như khi ăn. Cách làm cũng rất đơn giản, lột sạch vỏ tỏi ra rửa sạch sau đó xay nhuyễn tỏi chung với nước.

Bài thuốc 2. Đắp tỏi nướng vào hậu môn

  • Chuẩn bị vài tép tỏi
  • Đem những tép tỏi trên đi nướng cả vỏ đến khi chuyển sang màu vàng và có mùi thơm.
  • Tách phần vỏ tỏi ra sau đó đem phần thịt tỏi đi dã nhuyễn.
  • Bọc phần tỏi đã giã vào một tấm vải khô, sạch buộc túm miệng đem đắp trực tiếp vào hậu môn giữ trong khoảng nửa tiếng.
  • Một ngày chỉ nên đắp 1 lần.

Bài thuốc 3. Tỏi ngâm với rượu

  • Chuẩn bị vài tép tỏi, rượu trắng, bình đựng đã được rửa sạch sẽ và phơi khô.
  • Bóc sạch vỏ tỏi rửa sạch sau đó đem giã nát. Lấy tỏi vừa giã đem bỏ vào bình đựng rồi cho rượu trắng vào ngâm sau đó lắc đều. Đậy chặt nắp bình ngâm trong khoảng hơn 1 tuần.
  • Để bình ở nơi sạch sẽ, thoáng mát và tránh ánh sáng trực tiếp.

Bài thuốc 4. Thuốc bôi từ tỏi

  • Chuẩn bị vài tép tỏi.
  • Bóc sạch vỏ tỏi rồi băm nhỏ tỏi ra đun sôi với 1 cốc nước với lửa nhỏ trong khoảng 15 phút sau đó lọc hết cặn tỏi trong nước ra rồi để nguội.
  • Vệ sinh sạch sẽ phần hậu môn dùng băng gạc hoặc bông thấm nước tỏi giữ cố định ở hậu môn trong khoảng nửa tiếng sau đó vệ sinh sạch hậu môn lại một lần nữa.
  • Một ngày bạn nên thấm trong khoảng 2 – 3 lần nhưng lưu ý các lần nên cách đều ra trong ngày.

Bài thuốc 5. Sử dụng tỏi kết hợp với bột hoàng liên

  • Chuẩn bị 4 tép tỏi tươi, 30 gam bột hoàng liên (dạng bột mịn) và một bình đựng đã được rửa sạch phơi khô.
  • Nướng chín tỏi cả vỏ đến khi có mùi thơm và chuyển sang màu vàng rồi dừng.
  • Bóc hết vỏ tỏi rồi giã nhuyễn phần thịt tỏi.
  • Trộn đều phần tỏi đã được giã nhuyễn với bột hoàng liên sau đó nặn thành từng hạt nhỏ như đầu đũa đủ dùng.
  • Cất thuốc vào lọ đựng rồi để bảo quản trong tủ lạnh.
  • Mỗi ngày nên dùng khoảng 5 viên. Sau bữa chính 30 phút bạn nên dùng từ 2 đến 3 viên tuỳ theo độ to nhỏ của mà bạn nặn thành.

Lưu ý gì khi chữa bệnh trĩ bằng tỏi

  • Tỏi chỉ có tác dụng điều trị bệnh trĩ ở giai đoạn nhẹ nên khi có triệu chứng bệnh bạn nên lập tức áp dụng để đạt được hiệu quả cao nhất.
  • Hoạt chất có trong tỏi có những tương tác thuốc với một số loại thuốc do đó bạn nên nghe tư vấn của các dược sĩ, bác sĩ.
  • Chỉ nên dùng tỏi với liều lượng phù hợp nếu dùng quá nhiều sẽ gây ra các ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày như đầy bụng, nóng bụng, hơi miệng,…
  • Không sử dụng tỏi với những người bị dị ứng với tỏi, những người bị bệnh về gan, về mắt, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú,…
  • Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để có cái nhìn bao quát nhất về chữa bệnh bằng cách dùng tỏi.
Mẹo chữa trị dân gian bằng tỏi
Mẹo chữa trị dân gian bằng tỏi

Chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không

Chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không có hiệu quả không?

  • Lá trầu là đầu câu chuyện” là loại lá đã được ông cha ta sử dụng trong hành nghìn năm nay với nhiều tác dụng hữu ích.
  • Lá trầu không có tính ấm, vị cay nồng và có hương thơm nhẹ có công dụng kháng viêm, kháng khuẩn, chữa đầy hơi, viêm họng, nôn ngửa,…
  • Theo các nghiên cứu khoa học ngày nay, trong lá trầu không có các hoạt chất phenolic, các tinh dầu chống khuẩn và các chất chống oxy hoá nên có thể cải thiện các chức năng tiêu hoá tốt và được áp dụng để điều trị bệnh trĩ.

Những bài thuốc hay chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không

Bài thuốc 1. Đắp lá trầu không lên búi trĩ

  • Chuẩn bị vài lá trầu tươi không già úa bị sâu (đủ dùng với bạn), muối trắng.
  • Rửa sạch lá trầu không trong nước muối để hết các bụi bẩn bám trên lá sau đó đem phơi ráo nước.
  • Xay nhuyễn lá trầu với một ít muối sau đó lọc riêng phần nước và phần bã lá ra.
  • Rửa sạch hậu môn sau đó chấm phần nước trầu lên búi trĩ còn phần bã thì lấy ra đắp xung quanh sau đó giữ cố định. Sau nửa tiếng thì bỏ phần bã đi và rửa sạch lại hậu môn lần nữa.
  • Mỗi ngày nên đắp từ 1 đến 2 lần và nên đắp vào buổi sáng sớm hoặc trước khi đi ngủ.

Bài thuốc 2. Xông hơi nước trầu không

  • Chuẩn bị khoảng 10 lá trầu không tươi
  • Rửa sạch lá trầu không trong nước muối pha loãng
  • Đem lá trầu không và nước đun sôi cùng nhau.
  • Rửa sạch hậu môn, bắc nồi nước trầu đã sôi xuống để khoảng 5 phút rồi trực tiếp xông hơi.
  • Nên dùng bài thuốc này 1 ngày 1 lần và vào lúc trước khi đi ngủ.

Bài thuốc 3. Ngâm hậu môn trong nước cốt trầu không.

  • Chuẩn bị từ 8 đến mười là trầu không tươi không quá non quá già và một ít muối trắng.
  • Rửa sạch bụi bẩn bám trên lá trầu không trong dung dịch nước muối pha loãng.
  • Pha muối với nước thả lá trầu không vào và đem đi đun sôi thường trong khoảng 15 phút. Khi sôi đem hỗn hợp đi để nguội.
  • Đổ nước vào một cái chậu sau đó ngâm trực tiếp hậu môn trong khoảng nửa tiếng.
  • Một ngày nên ngâm trong khoảng từ 1 đến 2 lần để đạt hiệu quả tốt nhất.
Những bài thuốc hay chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không
Những bài thuốc hay chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không

Lưu ý gì khi chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không

  • Đây là bài thuốc dân gian với thành phần là các thảo dược đơn giản dễ tìm nên hiệu quả chậm và chỉ chữa được bệnh khi còn ở giai đoạn đầu.
  • Khi mua lá trầu không hãy chọn lá tươi và có màu sắc đẹp tránh những lá đã già úa và bị sâu.
  • Nên chú ý đến thành phần các hoạt chất trong lá trầu không vì nó có thể gây tương tác với một số thuốc.
  • Luôn giữ tinh thần thoải mái, không áp lực không lo âu và kết hợp chế độ ăn uống và tập luyện lành mạnh khoa học với sử dụng các bài thuốc điều trị để đạt được hiệu quả cao nhất.

Cách trị bệnh trĩ bằng nghệ theo dân gian

Chữa bệnh trĩ bằng nghệ có hiệu quả không?

  • Nghệ được cha ông ta sử dụng để chữa bệnh trĩ từ xưa đến nay
  • Nghệ có tính ôn, vị cay đắng và có mùi thơm nhẹ có tác dụng lưu thông khí huyết và giảm viêm nhiễm.
  • Trong nghệ có hoạt chất curcumin một hoạt chất giúp dạ dày hoạt động mạnh, chữa trị nhiều bệnh lý về tiêu hoá, chữa trị viêm loét dạ dày và chữa trĩ,.. và đặc biệt dùng để điều trị bệnh trĩ.
Những bài thuốc hay chữa bệnh trĩ bằng nghệ
Những bài thuốc hay chữa bệnh trĩ bằng nghệ

Những bài thuốc hay chữa bệnh trĩ bằng nghệ

Bài thuốc 1. Sử dụng nước cốt nghệ

  • Chuẩn bị một củ nghệ tươi
  • Rửa sạch các bụi bẩn bám trên thân củ nghệ trong dung dịch nước muối pha loãng.
  • Đem cắt bỏ phần vỏ nghệ sau đó thái ra thành từng miếng nhỏ. Sau đó giã nhuyễn nghệ chung với một ít nước.
  • Lọc lấy phần nước nghệ.
  • Rửa sạch hậu môn và búi trĩ sau đó lấy nước nghệ thoa đều.
  • Một ngày nên áp dụng từ 2 đến 3 lần song thời gian mỗi lần nên được trải đều trong ngày.

Bài thuốc 2. Xông hơi nước nghệ

  • Chuẩn bị 1 củ nghệ tươi, 1 ít lá sung, 1 ít lá lốt, 1 ít cúc tần và khoảng 5 quả bồ kết.
  • Pha loãng muối trắng với nước dùng để rửa sách tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị.
  • Lấy lá sung, lá cúc tần, lá lốt và nước cùng đem đi đun sôi.
  • Khi chờ hỗn hợp sôi, đem nghệ đi thái nhỏ xay nhuyễn.
  • Sau đó cho vào đun chung với hỗn hợp.
  • Cuối cùng cho trái bồ kết vào và đun thêm từ 7 đến 10 phút nữa
  • Để hỗn hợp tầm 5 phút cho bớt nóng sau đó bắc xuống bếp và tiến hành xong hơi.
  • Mỗi ngày nên áp dụng 1 lần

Bài thuốc 3. Dùng chung tinh bột nghệ với mật ong

  • Chuẩn bị tinh bột nghệ và mật ong với lượng vừa dùng nhưng không nên quá nhiều vì sẽ gây ra chứng nóng trong người.
  • Pha tinh bột nghệ và mật ong theo tỉ lệ 1 nghệ 2 mật ong cùng với 1 cốc nước ấm rồi khuấy đều.
  • Đựng hỗn hợp vào một bình chứa đã được rửa sạch và bảo quản nơi khô mát tránh ánh sáng trực tiếp.
  • Mỗi ngày nên sử dụng từ 1 đến 2 lần. Nên dùng lúc sáng sớm và trước khi đi ngủ để đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Không nên dùng quá nhiều vì mật ong và nghệ đều có thể gây ra hiện tượng nóng trong người là triệu chứng của nhiều bệnh tiêu hoá nguy hiểm.

Bài thuốc 4. Bài thuốc kết hợp giữa nghệ tươi, rau diếp cá, quả sung

  • Chuẩn bị 1 củ nghệ tươi, 1 quả sung, 1 bó rau diếp cá và 1 ít muối trắng.
  • Pha dung dịch muối loãng và rửa sạch bụi bẩn bám trên các nguyên liệu đã chuẩn bị.
  • Cắt 4 quả sung rồi đun sôi chung với rau diếp cá và nước.
  • Trong thời gian chờ đợi hỗn hợp sôi tiến hành xay nhuyễn gừng (nên thái nhỏ để dễ xay nhuyễn hơn).
  • Cho gừng đã xay nhuyễn đun chung với hỗn hợp trên.
  • Sau một thời gian cho thêm 1 ít muối vào.
  • Đợi thêm 5 đến 10 phút rồi bắc hỗn hợp xuống bếp để nguội.
  • Rửa sạch hậu môn và búi trĩ rồi ngâm trực tiếp hậu môn vào trong hỗn hợp. Giữ có định trong khoảng nửa tiếng để các chất ngấm được sâu vào phần viêm.
  • Mỗi ngày nên áp dụng một lần vào thời điểm trước khi đi ngủ.

Lưu ý gì khi chữa bệnh trĩ bằng nghệ

  • Nghệ chỉ có thể chữa bệnh trĩ khi ở giai đoạn đầu do đó hãy áp dụng ngay khi cơ thể có triệu chứng bệnh.
  • Không nên sử dụng bột nghệ khi đang đói.
  • Sử dụng nghệ nhiều sẽ có triệu chứng nóng trong người do đó nên cân nhắc giữa cái lợi và cái hại để lựa chọn sử dụng.
  • Không nên sử dụng nghệ với một số đối tượng: trẻ em dưới 6 tuổi, phụ nữ đang mang thai,…
Lưu ý gì khi chữa bệnh trĩ bằng nghệ
Lưu ý gì khi chữa bệnh trĩ bằng nghệ

Xem thêm: Bệnh trĩ ở trẻ em – Cách điều trị và phòng tránh hiệu quả

Bí quyết điều trị trĩ bằng lá vông

Chữa bệnh trĩ bằng lá vông có hiệu quả không?

  • Trong dược điển Việt Nam lá vông được biết đến như là một dược liệu có tính bình, vị đắng có tác dụng điều hoà huyết áp, điều trị các bệnh về xương khớp,…
  • Trong lá vông có hoạt chất chính là saponin và alkaloid chúng là một loại kháng sinh tự nhiên, và tác dụng chính là ức chế thần kinh trung ương.
  • Đối với điều trị bệnh trĩ lá vông ức chế sự phát triển của búi trĩ và làm tăng lưu thông máu tới hậu môn.
  • Lá vông đã được chứng minh ở cả đông y và tây y về công dụng chữa trĩ.

Những bài thuốc hay chữa bệnh trĩ bằng lá vông

Bài thuốc 1. Sử dụng lá vông kết hợp với sen

  • Chuẩn bị lá vông và lá sen tươi vừa đủ dùng. Lưu ý không nên dùng lá già hay quá non.
  • Rửa hết bụi bẩn bám trên thân lá sau đó để ráo nước.
  • Thái nhỏ 2 loại lá ra để dễ xay rồi đem đi xay nhuyễn.
  • Lọc sạch phần nước và phần bã với nhau
  • Phần nước đem đi uống 1 ngày 2 lần giúp tăng cường lưu thông máu phần hậu môn
  • Phần bã dùng để đắp vào phần hậu môn giúp chống viêm, kháng khuẩn.

Bài thuốc 2. Sử dụng lá vông kết hợp với giấm 

  • Chuẩn bị lá vông và giấm
  • Đem lá vông rửa hết bụi bẩn sau đó để ráo nước.
  • Khi đã ráo nước đem đi cắt nhỏ rồi cho vào máy xay nhuyễn.
  • Đem nước vông vừa xay trộn đều với giấm tạo thành hỗn hợp nhờn sệt.
  • Vệ sinh sạch phần hậu môn, thấm khô nước sau đó thấm đều hỗn hợp nước vông giấm lên. Giữ cố định hỗn hợp bằng bông hoặc băng gạc trong khoảng từ 2 đến 3 tiếng.
  • Mỗi ngày nên áp dụng một lần và vào ban đêm trước khi đi ngủ.
  • Khi giữ cố định hỗn hợp nên hạn chế di chuyển.

Bài thuốc 3. Đắp trực tiếp lá vông lên búi trĩ

  • Chuẩn bị lá vông tươi và một ít muối trắng
  • Pha dung dịch muối bằng muối trắng và nước.
  • Rửa sạch bụi bẩn trên lá vông trong dung dịch muối vừa pha sau đó để ráo nước.
  • Vệ sinh sạch phần hậu môn bằng nước muối sau đó thấm khô
  • Lấy lá vông đã ráo nước hơ trên ngọn lửa bé cho nóng đều sau đó đắp trức tiếp lên búi trĩ. Giữ cố định lá vông trong khoảng nửa tiếng.
  • Do nhiệt độ tăng sẽ giải phóng các hoạt chất trong lá vông giúp điều trị bệnh hiệu quả.

Lưu ý gì khi chữa bệnh trĩ bằng lá vông

  • Trong lá vông rất ít thành phần thảo dược nên chữa bệnh không thấy hiệu quả ngay mà trong thời gian lâu dài.
  • Lá vông không thể chữa bệnh trĩ ở giai đoạn cao nên cần áp dụng ngay khi cơ các triệu chứng bệnh.
  • Chỉ nên dùng lá vông với lượng vừa đủ khoảng 10 lá/ 1 ngày tránh việc bị ngộ độc.
  • Chọn lá vông phải những lá tươi không quá non hay quá già, khi đem về sử dụng phải rửa sạch những bụi bẩn trên lá.
  • Lá vông có thể tương tác với một vài loại thuốc tây y mà bạn dùng gần đây nên hãy chú ý hỏi ý kiến của bác sĩ để được tư vấn sử dụng.
Bí quyết điều trị trĩ bằng lá vông
Bí quyết điều trị trĩ bằng lá vông

Rau diếp cá – cách trị bệnh trĩ theo kinh nghiệm dân gian

Chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá có hiệu quả không?

  • Rau diếp cá đã được sử dụng để chữa trĩ trong hàng nghìn năm nay.
  • Trong dược điển Việt Nam rau diếp cá là một loại dược liệu có tác dụng giải độc, kháng viêm, thanh nhiệt cơ thể,… rất có ích cho việc điều trị bệnh trĩ
  • Trong tây y, trong rau diếp cá có chứa hoạt chất Quexitin và isoquercitrin các chất này có tác dụng lợi tiểu, giảm sưng, giảm đau ở các búi trĩ.
  • Là thảo dược thiên nhiên ít các tác dụng phụ cùng các tác dụng trên nên rau diếp cá được đánh giá rất cao trong điều trị bệnh trĩ.

Những bài thuốc hay chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá

Bài thuốc 1. Xông hơi nước diếp cá

  • Chuẩn bị khoảng 10 tấm lá rau diếp cá tươi
  • Đem rửa sạch lá rau diếp cá tươi trong nước muối để sạch hết bụi bẩn trên lá. Sau đó để ráo nước
  • Đem lá rau diếp cá thái nhỏ rồi đun sôi cùng với khoảng 1 lít nước.
  • Sau khoảng 5 phút bắc ra khỏi bếp và bắt đầu xông hơi.
  • Trước khi xông hơi, vệ sinh sạch sẽ phần hậu môn bằng nước muối rồi thấm khô.
  • Xông hơi trong khoảng nửa tiếng để dược liệu thấm đều vào các búi trĩ.

Bài thuốc 2. Uống nước cốt diếp cá

  • Chuẩn bị khoảng 10 tấm lá rau diếp cá tươi
  • Đem rửa sạch bụi bẩn bám trên lá rau diếp cá sau đó để ráo nước.
  • Thái nhỏ đem xay nhuyễn thu được dung dịch lá rau diếp cá sền sệt.
  • Lấy phần dịch sệt diếp cá trên pha với nước khuấy đều và bắt đầu uống.
  • Một ngày nên sử dụng 1 đến 2 cốc.
  • Có thể pha với đường để dễ sử dụng hơn
  • Rau diếp cá giúp làm mát, thanh lọc cơ thể hiệu quả ức chế sự hình thành búi trĩ.
  • Ngoài xay nhuyễn để uống bạn cũng có thể ăn trực tiếp rau diếp cá hoặc chế biến thành món salad để ăn cũng có công dụng tương tự.

Bài thuốc 3. Đắp trực tiếp rau diếp cá 

  • Uống rau diếp cá là cách chữa trị từ bên trong bạn nên áp dụng thêm cách đắp rau diếp cá để điều trị cả bên ngoài.
  • Chuẩn bị khoảng 10 lá rau diếp cá tươi
  • Đem rửa sạch hết bụi bẩn bám trên lá rau diếp cá. Sau đó đem phơi ráo nước.
  • Đem lá rau diếp cá đã được rửa sạch thái nhỏ rồi xay nhuyễn.
  • Vệ sinh sạch sẽ hậu môn, thấm khô sau đó đắp lá rau diếp cá đã xay nhuyễn vào quanh phần búi trĩ.
  • Dùng tấm vải sạch buộc cố định lại và giữ trong khoảng từ 1 đến 2 tiếng.
  • Mỗi ngày nên đắp một lần sẽ nhanh chóng thấy được hiệu quả
  • Nên đắp vào thời gian trước khi đi ngủ vì khi giữ cố định cần hạn chế đi lại.

Lưu ý gì khi chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá

  • Bài thuốc chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá là bài thuốc dân gian được lưu truyền từ xưa nên tùy từng trường hợp mà vận dụng bài thuốc vào để điều trị bệnh hiệu quả.
  • Bài thuốc chữa bệnh bằng rau diếp cá chỉ có thể điều trị bệnh ở giai đoạn nhẹ.
  • Nên vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn, búi trĩ thường xuyên rồi hãy áp dụng các phương pháp đắp hay thấm trực tiếp.
  • Hãy luôn giữ tinh thần thoải mái, ăn uống ngủ nghỉ tập thể dục đầy đủ kết hợp với các bài thuốc chữa bệnh để đạt hiệu quả cao nhất.

Xem thêm: Tuýp bôi trĩ Hemopropin có tốt không? Hướng dẫn cách sử dụng

Những lưu ý để điều trị bệnh trĩ an toàn

Bệnh trĩ khi ở giai đoạn nhẹ chỉ gây ra các triệu chứng gây khó chịu không ảnh hưởng quá lớn đến sinh hoạt hằng ngày tuy nhiên khi để phát triển đến giai đoạn sau sẽ biết tính thành các bệnh vô cùng nguy hiểm để lại nhiều hệ luỵ cho cơ thể. Do đó khi phát hiện các triệu chứng của bệnh bạn phải lập tức chữa trị.

Khi sử dụng các bài thuốc chữa bệnh trĩ lưu truyền trong dân gian cũng nên tìm hiểu một số vấn đề sau:

  • Bài thuốc có chính xác không, có tác dụng chữa bệnh trĩ thật không và đã được các chuyên gia y tế khẳng định là vô hại và khuyên người bệnh nên áp dụng hay không.
  • Các bài thuốc đã được lưu truyền trong dân gian lâu đời và có hiệu quả nhưng không phải ai cũng phù hợp. Do vậy, chữa bệnh bằng bài thuốc này có phù hợp với bản thân mình không, cơ thể có không sử dụng được bất kì thành phần nào trong bài thuốc
Những lưu ý để điều trị bệnh trĩ an toàn
Những lưu ý để điều trị bệnh trĩ an toàn

Dược sĩ Lưu Anh

Dược sĩ Lưu Anh tốt nghiệp tại ngôi trường đào tạo hệ dược sĩ đại học danh giá nhất Việt Nam - Trường Đại học Dược Hà Nội. Sau một thời gian làm việc tại khoa dược của một bệnh viện lớn trên Hà Nội, Anh được mời làm biên tập viên của Trang thông tin sức khỏe về bệnh đường tiêu hóa