Táo bón ở trẻ sơ sinh là một triệu chứng khá phổ biến hiện nay. Tình trạng táo bón sẽ chỉ diễn ra trong thời gian ngắn nếu bố mẹ có phương pháp khắc phục hiệu quả. Bài viết dưới đây xin giới thiệu về cách nhận biết trẻ sơ sinh bị táo bón và các biện pháp giúp hỗ trợ điều trị táo bón hiệu quả ở đối tượng này.
Nguyên gây táo bón ở trẻ
Táo bón ở trẻ có thể xảy ra bất ngờ, có thể diễn ra sau khi trẻ bị ốm dậy và ăn uống không đầy đủ chất dinh dưỡng trong vài ngày hoặc có thể xảy ra từ từ, rất khó nhận biết. Với đối tượng là trẻ em, thông thường trẻ bị đau khi đi tiêu do phân khô cứng, khó rặn sẽ khiến bé sợ vào nhà vệ sinh dẫn đến trẻ có thói quen nhịn đi tiêu. Dưới đây là một số yếu tố có thể làm gia tăng tình trạng táo bón ở trẻ, các ông bố bà mẹ có thể tham khảo, cụ thể:
- Khẩu phần dinh dưỡng hằng ngày: chế độ ăn không chứa nhiều thực phẩm giàu chất xơ, hoặc uống không đủ nước.
- Nhịn đại tiện, lười rặn: hành động này thường diễn ra khi trẻ đã có tiền sử trước đây bị đại tiện kiến trẻ có tâm lý sợ nhà vệ sinh. Hoặc trẻ đang còn mải chơi, không muốn bị gián đoạn nên nhịn đi vệ sinh. Khi trẻ nín đi vệ sinh, các cơ hoành quanh hậu môn sẽ co cứng lại, không hoạt động để tống xuất phân ra ngoài. Phân tích tụ trong ruột ngày càng nhiều và trở nên cứng hơn, rất khó tống ra ngoài.
- Thay đổi nhịp điệu hàng ngày: khi thay đổi môi trường sống bất ngờ (như có một chuyến du lịch xa, chuyển nhà, thay đổi công thức thức ăn sữa đang dùng) sẽ làm ảnh hưởng đến nhịp điệu sinh hoạt của trẻ và ảnh hưởng tới nhịp điệu đi tiêu tự nhiên của trẻ, dẫn tới táo bón.
- Vận động ít: hoạt động thể lực ít có thể khiến ruột của trẻ ít co bóp, thức ăn ít bị cắt nhỏ dẫn đến thức ăn khó tiêu, dễ dẫn tới táo bón.
- Tiền sử táo bón trong gia đình: tình trạng táo bón có thể tăng lên ở trẻ có các thành viên khác trong gia đình bị táo bón.
- Sử dụng thuốc : khi trẻ dùng một số thuốc sau có thể dẫn tới táo bón: codein, một số thuốc ho, thuốc chống co giật, thuốc kháng histamin chống dị ứng.
Các dấu hiệu nhận biết trẻ bị táo bón
Tần suất đi đại tiện ít hơn bình thường
Bình thường, trẻ sẽ đi đại tiện khoảng 2 ngày/ 1 lần. Tuy nhiên, trong một số trường hợp như đã liệt kê ở trên, số lần đi đại tiện của trẻ giảm đi đáng kể. Nếu số lần đi đại tiện ít hơn 3 lần/ 1 tuần thì trẻ có thể gặp phải tình trạng táo bón.
Xem thêm: [Bật mí] Chữa táo bón cho người lớn hiệu quả tại nhà
Phân cứng, vón cứng
Khi quan sát thể trạng phân của trẻ, nhận thấy phân khô, cứng, đi thành các cục phân nhỏ, đau, vẻ mặt trẻ xị, căng cơ thể. Đồng thời trẻ sợ đi đại tiện và có thể là sợ ngồi vào bồn cầu. Ngoài ra, trẻ không có cảm giác mót tiêu hoặc có cảm giác đi tiêu chưa hết phân.
Trẻ quấy khóc, lười ăn, bỏ ăn
Không đi đại tiện được khiến trẻ khó hấp thu chất dinh dưỡng, có thể ít bài tiết ra men tiêu hóa khiến trẻ lười ăn, ăn không tiêu, bỏ ăn. Táo bón lâu ngày khiến trẻ quấy khóc, khó ở.
Trẻ bị đầy bụng, khó tiêu
Phân tích tụ ở trong lòng ruột dẫn đến trẻ căng thẳng, đau tức vùng bụng kèm theo đau ở hậu môn. Khi đi đại tiện, phân có thể lẫn máu và có mùi khó chịu, đôi lúc đi phân són lỏng.
Các phương pháp khắc phục tình trạng táo bón ở trẻ
Cho trẻ uống nhiều nước
Cung cấp ít nước làm phân khô rắn. Khi cho trẻ uống nhiều nước, làm mềm phân, tăng khối lượng phân lỏng, dễ đào thải phân ra ngoài và giảm thiểu tình trạng táo bón ở trẻ.
Bổ sung nhiều chất xơ cho trẻ qua khẩu phần ăn hàng ngày
Chất xơ làm tăng khối lượng phân, tăng tần suất đi vệ sinh. Các bậc phụ huynh có thể bổ sung chất xơ dưới 2 dạng khác nhau:
- Chất xơ hòa tan: Có thể bổ sung qua cám yến mạch, các loại đậu như đậu hà lan, đậu lăng, hoa quả. Loại chất xơ này tăng hấp thu nước, giúp mềm phân.
- Chất xơ không hòa tan: Có thể có trong cám lúa mì, ngũ cốc. Loại chất xơ này làm mềm phân. Dễ dàng tống xuất ra ngoài.
Tăng cường vận động
Trẻ bị táo bón, khó hấp thu chất dinh dưỡng trở nên kém hoạt bát, Tuy nhiên, khi tăng cường vận động, dạ dày tăng co bóp làm thức ăn di chuyển dọc theo ruột, dễ dàng tống ra ngoài. Ngoài ra, việc hoạt động của các cơ lưng, bụng, đùi giúp tiêu hóa ở trẻ hiệu quả hơn.
Xem thêm: Nguyên nhân và cách trị táo bón đơn giản, hiệu quả tại nhà cho người già
Bổ sung men tiêu hóa cho trẻ
Hệ men vi sinh sẽ phân hủy lượng thức ăn còn dư ở ruột, làm mềm và phân tán lại phân trong đường ruột. khi ấy, trẻ có thể dễ dàng hơn khi rặn và đi tiêu.
Táo bón ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
Táo bón là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh ở đường tiêu hóa, nhất là đối tượng trẻ em. Một số tác hại nguy hiểm của táo bón ảnh hưởng đến trẻ có thể kể đến là:
- Khi trẻ ở táo bón, xuất hiện chứng sợ đi tiêu, trẻ quấy khóc, lười ăn, bỏ ăn. Nếu tình trạng táo bón kéo dài, trẻ đau tức vùng bụng và hậu môn, nặng hơn có thể dẫn đến viêm nhiễm do tích tụ độc tố trong cơ thể.
- Trĩ ở trẻ nhỏ do hiện tượng tăng áp lực ổ bụng khi chứa một lượng phân lớn trong một khoảng thời gian dài.
- Nứt kẽ hậu môn do phân tích tụ lượng lớn ở hậu môn mà không được tống xuất ra ngoài. Càng để lâu, phân càng bị mất nước dẫn đến khô, cứng, đặc.
- Trẻ có thể bị lên rôm sảy, nóng nảy, bứt rứt và khó chịu do độc tố trong phân.
- Một số trường hợp đặc biệt có thể dẫn đến tắc ruột với biểu hiện như đau bụng từng cơn, bụng chướng, không đánh hơi hoặc không đi tiêu được.
Khi nào cần đưa trẻ đi khám?
Táo bón thường chỉ xảy ra trong vòng 1 – 2 ngày là sẽ đi tiêu được. Tuy nhiên, khi tình trạng này kéo dài có thể gây nguy hiểm cho bé.
Khi nhân thấy các dấu hiệu táo bón ở trẻ, các bậc phụ huynh nên lựa chọn một số phương pháp chúng tôi đã nêu trên để điều trị cho trẻ. Nếu không hiệu quả hoặc trẻ xuất hiện một số một số biến chứng nguy hiểm như bụng cứng, căng trướng, quấy khóc liên tục đi ngoài kèm máu đỏ tươi,… thì nên đưa trẻ tới gặp các bác sĩ chuyên gia để được tư vấn và can thiệp kịp thời, tránh để lâu gây ra những biến chứng nguy hiểm khác cho trẻ.