Bệnh trĩ ở trẻ em – Cách điều trị và phòng tránh hiệu quả

Trĩ là một căn bệnh phổ biến và thường gặp ở nước ta. Bệnh trĩ có thể xảy ra với nhiều đối tượng, không phân biệt tuổi tác hay giới tính, thậm chí trĩ còn có thể xảy ra với cả trẻ em. Vậy bệnh trĩ ở trẻ em như thế nào và cần lưu ý những gì? Bài viết dưới đây medihappy.vn sẽ giải đáp cho bạn đọc những câu hỏi này.

Bệnh trĩ ở trẻ em hiện nay

Trĩ là một bệnh lý thuộc nhóm bệnh về đường trực tràng. Đây là tình trạng các đường tĩnh mạch ở trực tràng hoặc hậu môn bị giãn quá mức, sưng tấy, gây đau đớn và khó chịu cho người bệnh. Hiện nay bệnh trĩ được phân loại thành 3 loại: trĩ nội (búi trĩ được hình thành ở bên trong ống hậu môn), trĩ ngoại (búi trĩ ở gần lỗ hậu môn hoặc xung quanh hậu môn), và trĩ hỗn hợp (bao gồm cả trĩ nội và trĩ ngoại).

Bệnh trĩ có thể xảy ra với mọi đối tượng, không phân biệt tuổi tác, giới tính. Vì vậy, không chỉ đối với người trưởng thành, mà trẻ em cũng là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh trĩ. Ngày nay, tình trạng trĩ ở trẻ em thường do chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt, và do hệ tiêu hóa của trẻ chưa được hình thành và phát triển toàn diện, đầy đủ.

Bệnh trĩ ở trẻ em hiện nay
Bệnh trĩ ở trẻ em hiện nay

Hình ảnh bệnh trĩ ở trẻ em

Hình ảnh trĩ nội ở trẻ em

Hình ảnh trĩ nội trẻ em
Hình ảnh trĩ nội trẻ em

Hình ảnh trĩ ngoại ở trẻ em

Hình ảnh trĩ ngoại trẻ em
Hình ảnh trĩ ngoại trẻ em

Nguyên nhân gây bệnh trĩ ở trẻ em

Trẻ nhỏ bị bệnh trĩ có thể do các nguyên nhân:

Ngồi trên các bề mặt cứng, như ghế, giường, yên xe, … trong một thời gian dài. Điều này khiến một lượng máu của cơ thể tích tụ vào khu vực xương chậu, làm giãn tĩnh mạch trực tràng và có thể dẫn đến trĩ. Tương tự, trẻ ngồi bô hoặc bồn cầu với thời gian kéo dài hơn 10 phút cũng làm nguy cơ bị trĩ tăng lên.

Chế độ dinh dưỡng của trẻ không cân bằng. Trẻ hấp thu quá nhiều đạm, thịt mà ít bổ sung rau xanh, chất xơ làm tăng cao nguy cơ táo bón. Bên cạnh đó, nếu trẻ uống không đủ lượng nước được khuyến cáo trong một ngày sẽ dẫn đến phân khô. Tất cả những điều này đều có thể dẫn đến bệnh trĩ ở trẻ em.

Trẻ cố gắng rặn mạnh khi đi đại tiện. Đây là nguyên nhân trực tiếp khiến cơ thể tiến triển từ táo bón sang bệnh trĩ.

Ít vận động, ít tham gia các hoạt động thể lực cũng là một nguyên nhân dẫn đến trĩ.

Bệnh trĩ có thể được hình thành từ một số bệnh lý hoặc về đường tiêu hóa như táo bón, viêm ruột, viêm trực tràng, …

Ngoài ra, tính trạng di truyền từ bố hoặc mẹ cũng là nguyên nhân gây trĩ ở trẻ sơ sinh. Trong trường hợp này, ta có thể dễ dàng nhận thấy các triệu chứng của trẻ đã được biểu hiện ngay từ giai đoạn đầu tiên sau khi sinh ra.

Nguyên nhân gây bệnh trĩ ở trẻ em
Nguyên nhân gây bệnh trĩ ở trẻ em

Triệu chứng bệnh trĩ ở trẻ em

Dấu hiệu điển hình và dễ nhận biết nhất của bệnh trĩ là những vùng sưng tấy, gây cảm giác đau rát và khó chịu tại lỗ hậu môn của trẻ. Đây là một triệu chứng tương đối hiếm gặp đối với bệnh trĩ ở trẻ em. Tuy nhiên, nếu nhận thấy dấu hiệu này của con trẻ, phụ huynh gần như có thể chắc chắn con mình đang mắc bệnh trĩ.

  • Đa số dấu hiệu bệnh trĩ của trẻ em thường không đặc hiệu và dễ nhầm lẫn với các tình trạng rối loạn đường tiêu hóa khác. Các biểu hiện đó là:
  • Xuất hiện vệt máu đỏ tươi trong phân của trẻ, hoặc cha mẹ nhận thấy có vệt máu khi lau rửa vùng hậu môn của bé sau khi đi đại tiện.
  • Có chất nhầy bị rò rỉ ra ngoài từ lỗ hậu môn của trẻ.
  • Bé có cảm giác ngứa, nóng và rát ở vùng hậu môn.
  • Trẻ quấy khóc, khó chịu khi đi đại tiện.
  • Thường xuyên bị táo bón, đi đại tiện rất lâu hay thời gian đại tiện dài.
  • Phân bị khô, cứng.

Trên đây là một số triệu chứng bệnh trĩ của trẻ em. Những triệu chứng này có thể không điển hình, hoặc là triệu chứng của một số bệnh lý khác nhưng bị nhầm lẫn với bệnh trĩ. Vì vậy, khi thấy con trẻ có những biểu hiện trên, phụ huynh nên đưa con đến các cơ sở y tế càng sớm càng tốt để được bác sĩ chẩn đoán chính xác và đưa ra phương phương điều trị phù hợp.

Triệu chứng bệnh trĩ ở trẻ em
Triệu chứng bệnh trĩ ở trẻ em

Xem thêm: Hướng dẫn cách dùng lá vông chữa bệnh trĩ tại nhà, an toàn, hiệu quả

Bệnh trĩ ở trẻ em có nguy hiểm không?

Trĩ là một bệnh lý tương đối thường gặp về đường trực tràng. Hiện nay, cùng với tiến bộ của y học hiện đại, đã có khá nhiều phương pháp hiệu quả để điều trị trĩ, bao gồm cả nội khoa và ngoại khoa. Vì vậy điều trị trĩ là một việc khá đơn giản và dễ dàng nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Tuy nhiên, đối với trẻ em, việc phát hiện và điều trị bệnh trĩ có một số khó khăn, điển hình là việc phát hiện bệnh. Do trẻ nhỏ thường ngại ngùng, thiếu hiểu biết hoặc chưa có đủ khả năng diễn đạt vấn đề; khiến cho phụ huynh khó nhận biết và phát hiện vấn đề của con kịp thời. Việc phát hiện bệnh muộn sẽ ảnh hưởng đến mức độ bệnh và khiến phương pháp điều trị trở nên khó khăn hơn.

Bên cạnh đó, việc phát hiện bệnh muộn hoặc điều trị bệnh trĩ không phù hợp, hiệu quả cũng có thể gây nên một số hậu quả và các biến chứng nguy hiểm như: nứt hậu môn, tắc nghẽn hậu môn, mất máu, viêm, nhiễm trùng búi trĩ, …

Một điểm nữa khiến bệnh trĩ trở nên khó điều trị hơn, đó là việc trẻ em khó tuân thủ các biện pháp phòng ngừa và điều trị trĩ. Trẻ em thường có chế độ ăn không cân bằng và lành mạnh, thường ngồi lâu một chỗ để học hoặc xem các thiết bị điện tử, … Chính điều này sẽ khiến cho việc phòng ngừa và điều trị bệnh ở trẻ em thường khó hơn so với người lớn.

Thêm nữa, dù đối với trẻ em hay người lớn, trĩ cũng gây nên nhiều triệu chứng vô cùng khó chịu như ngứa, rát, đau hậu môn, … ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động sống của người bệnh.

Tóm lại, bệnh trĩ đối với trẻ em là một căn bệnh không khó để điều trị và phòng ngừa từ sớm. Tuy nhiên, để phòng ngừa bệnh tiến triển nặng hơn và gây nhiều biến chứng, cha mẹ cần chú ý theo dõi sức khỏe và các biểu hiện của trẻ, hình thành cho con các thói quen tốt cho sức khỏe, đồng thời đưa trẻ đi khám và xử lý kịp thời để có thể điều trị trĩ cho con một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Một số dấu hiệu ban đầu nhận biết bệnh trĩ sớm

Đối với những trẻ lớn, việc nhận biết dấu hiệu bệnh trĩ hoặc các bất thường vùng trực tràng là không khó. Tuy nhiên, một số trẻ cảm thấy đây là vấn đề tế nhị, khó nói nên thường bỏ qua các dấu hiệu và ngại tâm sự hoặc bày tỏ với phụ huynh. Vì vậy, cha mẹ nên thường xuyên quan tâm, hỏi chuyện và tâm sự với con để có thể nắm bắt được những bất thường trên cơ thể của con ngay từ giai đoạn sớm.

Mặt khác, những bé sơ sinh và trẻ nhỏ thường chưa có khả năng diễn đạt vấn đề một cách đầy đủ và dễ hiểu. Chính điều này cũng khiến cho cha mẹ và người chăm sóc khó có thể nhận biết được những bất thường hoặc những tổn thương trong cơ thể như bệnh trĩ. Do đó, phụ huynh nên theo dõi và quan sát các biểu hiện của trẻ một cách sát sao và kỹ lưỡng.

Một số dấu hiệu ban đầu để cha mẹ nhận biết sớm nếu con trẻ bị trĩ:

  • Trẻ quấy khóc, khó chịu mỗi khi đi đại tiện.
  • Thời gian đi đại tiện lâu.
  • Trẻ phải gắng sức, rặn mạnh để tống phân ra ngoài. Có trường hợp phân bị kẹt trong hậu môn mà không thể đẩy ra ngoài được.
  • Phân trẻ bị khô, cứng.
  • Có lẫn vệt máu đỏ tươi ở trong phân, hoặc cha mẹ nhận thấy có vết máu khi lau rửa cho bé sau khi đại tiện.
  • Hậu môn ngứa rát và hơi sưng, đặc biệt là sau khi đi đại tiện.
Dấu hiệu ban đầu nhận biết bệnh trĩ
Dấu hiệu ban đầu nhận biết bệnh trĩ

Xem thêm: Lòi dom: Hình ảnh, nguyên nhân, cách chữa và phòng bệnh

Cách điều trị bệnh trĩ cho trẻ em

Để điều trị bệnh cho trẻ em, gia đình và các bác sĩ cần hết sức quan tâm và thận trọng, bởi lẽ các cơ quan của trẻ chưa thực sự phát triển và hoàn thiện như người trưởng thành. Dưới đây là một số phương pháp điều trị bệnh trĩ ít xâm lấn, hạn chế can thiệp ngoại khoa cho trẻ em:

– Cân đối lại chế độ dinh dưỡng sao cho cân bằng và phù hợp với tình trạng sức khỏe của trẻ. Cha mẹ nên cân bằng lượng tinh bột, đạm, chất béo, chất xơ và các vi chất dinh dưỡng mà trẻ hấp thu hàng ngày. Đặc biệt, khi trẻ bị trĩ, cha mẹ nên tập trung bổ sung chất xơ cho con. Phụ huynh có thể cho con bổ sung nhiều loại rau xanh, trái cây tươi thay đổi theo mùa nhằm cung cấp đủ chất xơ, vitamin, các vi chất khác mà không gây chán, ngấy cho con trẻ.

– Uống đủ nước. Thông thường, một ngày trẻ em cần bổ sung khoảng 1 đến 1,5 lít nước, bao gồm nước uống và nước có trong các loại thực phẩm khác. Việc cơ thể được cung cấp đủ nước giúp duy trì hoạt động bình thường của các cơ quan, đồng thời tránh phân bị khô, cứng.

– Thường xuyên vận động. Trẻ cần có chế độ vận động phù hợp với sức khỏe và tình trạng thể lực. Đặc biệt, chúng tôi khuyến khích các bạn nhỏ nên vận động nhẹ sau bữa ăn (sau khi ăn xong khoảng từ 30 đến 60 phút) nhằm kích thích tiêu hóa. Đối với trẻ sơ sinh hoặc các bé chưa cho khả năng đi lại, phụ huynh có thể massage bụng nhẹ nhàng hoặc cho bé vận động thụ động, bằng cách di chuyển tay và chân.

– Cha mẹ nên giúp con hình thành được thói quen đi đại tiện đều đặn. Bạn có thể tập cho trẻ đi đại tiện vào một thời điểm nhất định mỗi ngày.

– Bên cạnh đó, việc giữ gìn vệ sinh khu vực hậu môn là rất quan trọng. Vùng hậu môn của bé cần được làm sạch hàng ngày và sau mỗi lần đi đại tiện. Cha mẹ cần lưu ý giữ cho vùng da đó luôn khô thoáng, và nên lau vùng hậu môn cho trẻ bằng khăn giấy mềm, tránh dùng giấy cứng chà xát làm tổn thương da bé.

Một phương pháp khác không kém phần tiện lợi và hiệu quả, là sử dụng kem bôi trĩ cho bé. Các sản phẩm bôi tại chỗ thường có hiệu quả cao vì tác dụng lên đúng vị trí tổn thương, không hấp thụ vào cơ thể và có thể sử dụng ngay từ giai đoạn đầu. Kem bôi trĩ có khả năng hỗ trợ điều trị và giảm nhẹ các triệu chứng của trĩ, cụ thể như: giảm cảm giác ngứa, đau, rát hậu môn; hỗ trợ điều trị và phục hồi các tổn thương hậu môn do trĩ; phòng ngừa trĩ tiến triển; làm sạch, bảo vệ và phòng ngừa viêm nhiễm vùng hậu môn. Bên cạnh đó, việc sử dụng kem bôi trĩ cũng rất an toàn, nhanh chóng và tiện lợi, không xâm lấn hay can thiệp vào bên trong cơ thể của bé. Chính vì vậy, kem bôi trĩ hiện đang được nhiều người tin dùng. Hiện nay trên thị trường đã có nhiều dòng sản phẩm kem bôi trĩ khá đa dạng, an toàn, lành tính và phù hợp với nhiều đối tượng, kể cả trẻ nhỏ với giá thành hợp lý. Do đó, cha mẹ và phụ huynh có thể lựa chọn sử dụng kem bôi trĩ để hỗ trợ điều trị trĩ cho trẻ.

Trên đây là những phương phương pháp điều trị trĩ được khuyến cáo được chúng tôi đưa ra nhằm mục đích tham khảo. Trong mọi trường hợp, phụ huynh vẫn nên đưa trẻ đến các phòng khám, cơ sở khám chữa bệnh uy tín để được chẩn đoán, tư vấn và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Điều trị trĩ ở trẻ em
Điều trị trĩ ở trẻ em

Phòng tránh bệnh trĩ ở trẻ em như thế nào?

Bệnh trĩ ở trẻ em thường do nguyên nhân chủ yếu là táo bón, phân quá cứng. Do đó để phòng ngừa bệnh trĩ, cha mẹ nên hình thành một số thói quen ở trẻ em như:

  • Bổ sung đầy đủ chất xơ tự nhiên từ rau củ, hoa quả, trái cây tươi trong các bữa ăn hàng ngày.
  • Bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể, thông thường là 1 đến 1,5 lít nước/ ngày.
  • Thường xuyên vận động để kích thích nhu động ruột.
  • Không ngồi quá lâu tại một chỗ, làm tăng cao nguy cơ táo bón.
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn đều đặn hàng ngày và sau khi đi đại tiện.
  • Sử dụng khăn giấy mềm, sạch để lau hậu môn; không nên dùng các loại giấy cứng, thô ráp làm tổn thương đến vùng da xung quanh hậu môn của trẻ.

Trên đây là một số thông tin về bệnh trĩ ở trẻ em. Mong rằng qua bài viết này, bạn đọc có thể nắm được các phương pháp phòng ngừa cũng như phát hiện và điều trị trĩ cho trẻ.

Xem thêm: [BẬT MÍ] Cách chữa bệnh trĩ bằng đu đủ tại nhà dễ làm và hiệu quả

Dược sĩ Lưu Anh

Dược sĩ Lưu Anh tốt nghiệp tại ngôi trường đào tạo hệ dược sĩ đại học danh giá nhất Việt Nam - Trường Đại học Dược Hà Nội. Sau một thời gian làm việc tại khoa dược của một bệnh viện lớn trên Hà Nội, Anh được mời làm biên tập viên của Trang thông tin sức khỏe về bệnh đường tiêu hóa