Bé uống sữa tươi bị táo bón và cách trị táo bón cho trẻ

Bé uống sữa tươi bị táo bón là một tình trạng hay gặp ở trẻ nhỏ và luôn là vấn đề hết sức đau đầu của các gia đình. Nhiều bậc phụ huynh băn khoăn liệu rằng sữa tươi có thật sự là một nguyên nhân gây ra tình trạng này không và cần lưu ý điều gì khi chọn lựa và sử dụng sữa tươi cho trẻ. Câu trả lời sẽ được bật mí ở bài viết dưới đây.

Sữa tươi có gây táo bón cho bé không?

Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng táo bón ở trẻ, đặc biệt việc thay đổi chế độ ăn từ sữa mẹ chuyển sang sữa công thức, từ sữa công thức chuyển sang kết hợp với sữa tươi là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất. Không chỉ các loại sữa bột có thể gây táo bón mà sữa tươi cũng có thể là một “thủ phạm” chính khiến trẻ mắc các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa mà các mẹ thường hay bỏ qua.

Tại sao trẻ uống sữa tươi lại bị táo bón?

Tại sao trẻ uống sữa tươi lại bị táo bón?
Tại sao trẻ uống sữa tươi lại bị táo bón?

Một số nguyên nhân khiến sữa tươi gây ra tình trạng táo bón có thể kể đến như sau:

Sữa tươi có thành phần chủ yếu là nước, dưỡng chất và các nguyên tố vi lượng. Khác với sữa bột, cơ chế gây khó tiêu ở sữa tươi thường là do lượng phân tạo thành khi sử dụng sữa tươi là khá ít, nhỏ, do đó không đủ kích thích nhu động ruột của trẻ hoạt động để tống ra ngoài. Từ đó, phân sẽ tích lại trong đường tiêu hóa, bị mất nước và trở nên cứng, vón cục, lâu ngày dẫn đến hiện tượng táo bón.

Lượng đạm cao trong sữa tươi cũng có thể khiến các bé bị đầy bụng, khó tiêu và dẫn đến hiện tượng táo bón.

Đối với trẻ dưới 2 tuổi, hệ tiêu hóa còn yếu, có thể bị quá tải với lượng đạm, canlci và phospho có trong sữa tươi do đó dễ dẫn đến táo bón. Đặc biệt với trẻ dưới 1 tuổi thì không nên sử dụng sữa tươi bởi vì sẽ làm tăng nguy cơ gây độc với thận.

Một số trẻ có thể có hệ tiêu hóa mẫn cảm với các thành phần có trong sữa tươi như không dung nạp lactose cũng là một nguyên nhân dẫn đến táo bón.

Các giải pháp đơn giản chữa táo bón cho trẻ

Khi trẻ bị táo bón, việc sử dụng các loại thuốc nhuận tràng để chữa trị chỉ là giải pháp cuối cùng. Trước tiên, mẹ nên thay đổi chế độ sinh hoạt và tạo thêm các thói quen tốt cho trẻ để đẩy lùi táo bón. Một số biện pháp mẹ có thể áp dụng bao gồm:

Cho trẻ uống thêm nước

Cho trẻ uống thêm nước
Cho trẻ uống thêm nước

Tăng cường bổ sung nước cho trẻ là một biện pháp chữa trị táo bón rất quan trọng và hiệu quả. Nước có thể giúp hệ tiêu hóa của bé hoạt động tốt hơn, làm mềm phân và giúp chúng được đào thải một cách dễ dàng.

Các mẹ nên cho bé uống 5 – 7 cốc nước một ngày và tập cho trẻ thói quen uống nhiều nước, vừa chữa táo bón vừa rất tốt cho sức khỏe.

Tăng cường rau củ, hoa quả tươi cho bé

Tăng cường rau củ, hoa quả tươi cho bé
Tăng cường rau củ, hoa quả tươi cho bé

Thay đổi chế độ ăn uống cũng là một biện pháp chữa trị và phòng ngừa táo bón một cách hiệu quả. Mẹ nên bổ sung vào chế độ ăn của bé những thực phẩm chứa nhiều chất xơ  và vitamin như rau củ, các loại hoa quả khác nhau để  giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, tăng cường hoạt động của nhu động ruột để tống phân ra ngoài một cách dễ dàng.

Tuy nhiên, mẹ không nên đột ngột thay đổi chế độ ăn và bổ sung quá nhiều chất xơ ngay lập tức vì có thể khiến hệ tiêu hóa của bé không kịp thích ứng. Thay đổi từ từ và bổ sung rau củ quả một cách tăng dần là một cách an toàn và mang lại nhiều lợi ích cho đường ruột của trẻ.

Tập thói quen đại tiện đúng giờ cho trẻ

Tập thói quen đại tiện đúng giờ cho trẻ
Tập thói quen đại tiện đúng giờ cho trẻ

Việc tạo thành một thói quen đi đại tiện trong một khung giờ nhất định có thể là một phương pháp hiệu quả để điều trị táo bón cho trẻ. Bởi thói quen này có thể khiến ruột hoạt động hiệu quả hơn và tránh được tình trạng bé nhịn đi vệ sinh khi muốn đi.

Các mẹ có thể tạo lập thói quen này cho trẻ bằng cách cho trẻ đi vệ sinh hàng ngày trong cùng một khung giờ và để bé tập ngồi đi vệ sinh ít nhất 10 phút một lần. Đối với trẻ lớn hơn, mẹ có thể nhắc nhở và gọi đó là một nhiệm vụ để bé hoàn thành hàng ngày.

Uống thêm chất xơ Natufib

Hình ảnh minh họa: Uống thêm chất xơ Natufib

Natufib là một loại cốm hòa tan chứa chất xơ được chiết xuất từ các thành phần thiên nhiên, rất an toàn khi sử dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Các loại chất xơ hòa tan và các vitamin có trong sản phẩm có tác dụng cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giúp phân mềm và xốp, từ đó nhuân tràng hiệu quả. Đặc biệt sản phẩm này còn rất an toàn khi sử dụng cho trẻ nên đây có thể được coi là một biện pháp chữa táo bón các mẹ có thể áp dụng.

Đối với trẻ 2 – 3 tuổi, mẹ nên cho bé uống Natufib ngày 2 lần, mỗi lần 1 gói. Trẻ 4 – 6 tuổi nên uống ngày 3 – 4 lần, còn trẻ lớn hơn có thể uống mỗi lần 2 gói, ngày 2 – 3 lần.

Một số điều cần chú ý khi bé uống sữa tươi bị táo bón

Những điều mẹ nên lưu ý khi thấy trẻ có biểu hiện bị táo bón khi dùng sữa tươi bao gồm:

Mẹ chú ý cho trẻ uống sữa tươi đúng bữa và tạo thành thói quen cho hệ tiêu hóa của trẻ.

Không nên quá lạm dụng sữa tươi trong khẩu phần ăn của trẻ. Mẹ cần cân bằng dinh dưỡng bằng cách cho trẻ ăn các loại thực phẩm khác nhau và không nên cho bé uống quá nhiều sữa tươi, đặc biệt khi thấy xuất hiện tình trạng táo bón.

Mẹ không nên đổi sữa ngay lập tức và quá thường xuyên khi thấy trẻ xuất hiện tình trạng táo bón. Cần theo dõi trẻ một thời gian và chỉ điều chỉnh loại sữa khi tình trạng của bé không được cải thiện.

Chọn sữa tươi cho trẻ bị táo bón cần lưu ý gì?

Chọn sữa tươi cho trẻ bị táo bón cần lưu ý gì?
Chọn sữa tươi cho trẻ bị táo bón cần lưu ý gì?

Một số điều cần lưu ý cho mẹ trong việc lựa chọn loại sữa tươi phù hợp cho trẻ:

Chọn sữa đúng độ tuổi dinh dưỡng: mẹ nên đọc kĩ hướng dẫn sử dụng của từng loại sữa và chọn cho trẻ loại sữa phù hợp với đúng độ tuổi của bé. Việc chọn sai độ tuổi (đặc biệt là chọn sữa quá tuổi của trẻ) có thể ảnh hưởng lớn đến hệ tiêu hóa của bé và khiến tình trạng táo bón trở nên nặng hơn.

Chọn sữa phù hợp với thể trạng của trẻ: đối với những trẻ có thể trạng gầy, thiếu dinh dưỡng, mẹ có thể chọn những loại sữa tươi chứa nhiều dưỡng chất để bé bắt kịp đà tăng trưởng bình thường. Đối với những trẻ có hiện tượng béo phì hoặc thừa dinh dưỡng, lựa chọn của mẹ có thể là những loại sữa ít béo, sữa không đường để phù hợp với sức khỏe của bé.

Các mẹ cũng nên tìm hiểu kĩ thể trạng của con và tình trạng dị ứng của con để lựa chọn một loại sữa tươi có thành phần phù hợp nhất, giảm thiểu nguy cơ bị táo bón và các hậu quả khác đối với cơ thể.

Xem thêm:

Dược sĩ Lưu Anh

Dược sĩ Lưu Anh tốt nghiệp tại ngôi trường đào tạo hệ dược sĩ đại học danh giá nhất Việt Nam - Trường Đại học Dược Hà Nội. Sau một thời gian làm việc tại khoa dược của một bệnh viện lớn trên Hà Nội, Anh được mời làm biên tập viên của Trang thông tin sức khỏe về bệnh đường tiêu hóa