[Chia sẻ] Bà bầu bị táo bón có nên rặn không, rặn nhiều có sao không

Khi mang thai, một vấn đề xảy ra với cơ thể dù là rất nhỏ nhưng cũng khiến các bà bầu đặc biệt lưu tâm. Trong đó, việc bà bầu bị táo bón và có nên rặn không luôn là một vấn đề được các mẹ hết sức băn khoăn, đặc biệt khi tình trạng táo bón ở bà bầu là khá phổ biến. Bài viết sau đây sẽ giải đáp những băn khoăn thắc mắc đó.

Táo bón là gì?

Táo bón là tình trạng xảy ra khi phân trở nên rắn và cứng hơn so với bình thường, dẫn đến hiện tượng khó tống phân ra ngoài. Một người được chẩn đoán là bị táo bón khi số lần đi nặng trong một tuần ít hơn 3 lần, mỗi lần đi đại tiện có thời gian lâu và khó khăn hơn bình thường.

Khi mang thai bị táo bón có nguy hiểm không?

Khi mang thai bị táo bón có nguy hiểm không?
Khi mang thai bị táo bón có nguy hiểm không?

Táo bón là tình trạng thường gặp ở phụ nữ mang thai. Theo thống kê, có khoảng 40% phụ nữ gặp phải triệu chứng táo bón nặng trong suốt thai kì. Việc bị táo bón có thể gây ra một số tác hại nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi, có thể kể đến như:

  • Khiến mẹ bị thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết khi bị táo bón kéo dài: việc bị táo bón khiến các mẹ bầu luôn cảm thấy khó chịu, đầy bụng, bụng ấm ách khó chịu. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng chán ăn, ngại ăn. Nếu tình trạn g này kéo dài quá lâu có thể gây ra suy dinh dưỡng cho cả mẹ và thai nhi.
  • Bị nhiễm các chất độc nguy hại có trong phân: ở trong chất thải thường tồn tại các chất độc hại như phenol, amoniac, indol…để đào thải ra bên ngoài. Khi phân bị ứ lại, nằm lâu trong ống tiêu hóa, các chất độc này có thể được hấp thu lại vào máu và gây độc cho cơ thể. Trong một vài trường hợp, khi nhiễm lượng chất độc quá nhiều có thể ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của thai nhi.
  • Tăng nguy cơ bị sảy thai nếu các mẹ rặn nhiều, rặn mạnh khi bị táo bón.
  • Tình trạng táo bón kéo dài có thể khiến các mẹ bầu gia tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến đại trực tràng như trĩ, ung thư trực tràng.

Nguyên nhân dẫn đến táo bón ở bà bầu

Một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng táo bón xảy ra ở nhiều mẹ bầu có thể kể đến như:

  • Do sự thay đổi nồng độ các hormon trong thai kì: khi mang thai, cơ thể mẹ sẽ tiết ra nhiều loại hormon khác nhau. Sự thay đổi này có thể tác động tiêu cực đến hệ tiêu hóa của mẹ, một số hormon có thể làm chậm hoạt động co bóp của ruột, khiến việc đẩy chất thải ra ngoài bị cản trở.
  • Do thai nhi ngày càng lớn chèn ép lên tử cung và khung xương chậu, từ đó tăng sức nặng lên các cơ quan trong ổ bụng và ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan này. Ở các tháng cuối của thai kì, tình trạng táo bón xảy ra thường xuyên hơn do sự chèn ép lúc này là lớn nhất.
  • Do chế độ ăn uống: trong thời kì mang thai, các mẹ thường được ăn rất nhiều các thực phẩm bổ dưỡng, chứa nhiều chất dinh dưỡng. Điều này có thể gây nên tình trạng mất cân bằng trong hệ tiêu hóa và có thể dẫn đến tình trạng táo bón.
  • Do ít vận động: bào thai ngày càng lớn và cơ thể trở nên nặng nề có thể khiến nhiều mẹ khó khăn trong việc vận động hàng ngày. Việc ít đi lại hoạt động, thường xuyên ngồi hoặc nằm một chỗ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc tiêu hóa thức ăn của cơ thể. Thức ăn không được tiêu hóa tốt có thể dẫn đến táo bón.

Bà bầu bị mang thai có nên rặn?

Bà bầu bị mang thai có nên rặn?
Bà bầu bị mang thai có nên rặn?

Khi bị táo bón, nhất là tình trạng táo bón nặng, khó đi vệ sinh trong nhiều ngày, thì hoạt động rặn để tống phân là một phản xạ tự nhiên của nhiều người. Tuy nhiên, với các bà bầu, hành động này là tuyệt đối không nên.

Theo các bác sĩ, việc rặn khi bị táo bón ở các bà bầu là một hành động nguy hiểm, có thể mang đến nhiều tác hại, có thể kể đến như:

  • Kích thích gây ra các cơn co tử cung, làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non: khi bị táo bón, các mẹ bầu phải sử dụng một sức lực rất mạnh để rặn mới có thể tống được phân ra ngoài. Tuy nhiên, khi rặn mạnh, không chỉ phần hậu môn mà tử cung của mẹ cũng phải chịu một lực tác động rất lớn. Lực này có thể khiến tử cung bị kích thích, nếu lặp lại nhiều lần trong thời gian dài có thể dẫn đến các cơn co thắt tử cung và gây ra hậu quả đáng tiếc là sinh non hoặc sảy thai.
  • Khi bị táo bón nặng, việc rặn để tống phân ra ngoài thường không có quá nhiều tác dụng trong việc làm giảm triệu chứng táo bón và khiến táo bón khỏi hoàn toàn.
  • Ngoài ra, việc rặn với lực quá mạnh có thể khiến các mẹ bầu bị tổn thương, rách, nứt vùng hậu môn, dẫn đến các nguy cơ khác như nhiễm trùng vùng hậu môn, sa trực tràng, ung thư trực tràng. Các bệnh lý này càng nguy hiểm hơn khi các mẹ mắc phải trong thời kì đang mang thai.

Vì vậy, các bà bầu nên hạn chế tình trạng rặn khi bị táo bón để không gây ra các tác hại nguy hiểm cho cả bản thân và thai nhi.

Bị táo bón khi mang thai thì nên làm gì?

Vậy khi không rặn khi táo bón thì bà bầu nên làm gì để đối phó với tình trạng này? Các mẹ có thể tham khảo một số phương pháp có thể áp dụng khi bị táo bón được nêu ra dưới đây:

  • Không nên nhịn nếu có triệu chứng muốn đi vệ sinh: nhiều mẹ khi bắt đầu bị táo bón nhẹ thường có tâm lý ngại đi vệ sinh, nhịn đi vệ sinh. Điều này có thể khiến phân ngày càng cứng lại và tình trạng táo bón sẽ ngày càng nặng. Vì vậy, các mẹ nên đi vệ sinh ngay khi có triệu chứng.
  • Uống nhiều nước: khi đang bị táo bón, các mẹ nên tăng cường uống nước hàng ngày (khoảng 8 -10 ly nước mỗi ngày) để làm mềm phân, giảm bớt tình trạng táo bón. Nhiều mẹ khi mang thai ngại uống nước vì cơ thể nặng nề, không muốn đi vệ sinh quá nhiều. Tuy nhiên thói quen này có thể khiến tình trạng táo bón trở nên ngày càng trầm trọng. Các mẹ nên uống một cốc nước ấm vào đầu buổi sáng và thường xuyên bổ sung nước trong ngày, để giúp cơ thể hấp thu chất xơ, tránh mất nước, từ đó cải thiện táo bón hiệu quả.
  • Tập luyện thể dục, vận động thường xuyên: khi bị táo bón, các bà bầu cần chăm chỉ tập luyện và vận động hàng ngày để cải thiện hệ tiêu hóa, giảm tình trạng thức ăn khó tiêu bị ứ lại trong đường tiêu hóa. Các mẹ có thể vận động nhẹ nhàng như tập yoga, đi bộ thư giãn và kiên trì hàng ngày, vừa giúp cải thiện hệ tiêu hóa vừa có lợi ích rất lớn đối với việc sinh con sau này.

Táo bón khi mang thai bà bầu nên ăn gì? Kiêng ăn gì?

Táo bón khi mang thai bà bầu nên ăn gì? Kiêng ăn gì?
Táo bón khi mang thai bà bầu nên ăn gì? Kiêng ăn gì?

Chế độ ăn uống của bà bầu như thế nào là tốt cho cơ thể khi bị táo bón cũng là một vấn đề rất quan trọng, góp phần rất lớn làm giảm tình trạng này và giúp các mẹ phòng ngừa táo bón.

Một số thực phẩm các bà bầu nên bổ sung khi bị táo bón bao gồm:

  • Bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ vào khẩu phần ăn hàng ngày:bao gồm  các loại rau củ quả giàu chất xơ như rau xanh, các cây họ đậu (đỗ xanh, đậu bắp…), trái cây họ cam (cam, quýt, bưởi, chanh…), các loại hoa quả có màu khác như chuối, đu đủ, bí đỏ, khoai lang… Đây đều là các loại thực phẩm rất tốt cho tiêu hóa, đặc biệt làm giảm tình trạng táo bón rất hiệu quả, tuy nhiên sẽ gây đầy bụng khi đột ngột sử dụng quá nhiều. Các mẹ nên bổ sung từ từ để cơ thể dần thích nghi và duy trì hàng ngày để giảm thiểu hoàn toàn táo bón thai kì nhé!
  • Mẹ cũng có thể ăn thêm các loại sữa chua để tăng cường hệ vi khuẩn có lợi trong đường ruột, khiến hệ tiêu hóa làm việc tích cực hơn và cải thiện tình trạng táo bón.
  • Khi ăn các món chiên rán, các mẹ nên sử dụng dầu oliu để chế biến vì loại dầu này không ngấm quá nhiều vào thức ăn, tốt cho dạ dày và giảm thiểu táo bón.
  • Cần ăn đa dạng các loại rau củ quả, không nên chỉ ăn một loại rau quả quá nhiều trong một thời gian dài.

Ngoài ra, khi bị táo bón, các mẹ cũng nên tránh sử dụng các loại thực phẩm sau:

  • Đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ động vật, thực phẩm lạnh. Các thực phẩm này vừa không tốt cho dạ dày vừa dễ gây ra tình trạng khó tiêu, đầy bụng và làm gia tăng thêm hiện tượng táo bón.
  • Giảm bổ sung calci và sắt. Đây là 2 loại thực phẩm thường được mẹ bầu sử dụng để bổ sung thêm chất dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi. Tuy nhiên calci và sắt nếu sử dụng nhiều có thể gây dư thừa, tạo nên gánh nặng cho hệ tiêu hóa đường ruột. Các mẹ chỉ nên sử dụng nếu có chỉ định của bác sĩ và nên cắt giảm các thực phẩm chứa calci và sắt trong thực đơn nếu bị táo bón nặng.
  • Không sử dụng các loại đồ uống có gas hoặc các loại có chứa chất kích thích như coca, cà phê, rượu bia.

Nên làm gì khi bà bầu bị táo bón quá nặng?

Nên làm gì khi bà bầu bị táo bón quá nặng?
Nên làm gì khi bà bầu bị táo bón quá nặng?

Trong trường hợp các mẹ bầu bị táo bón quá nặng và kéo dài, sử dụng các phương pháp vận động và thay đổi chế độ ăn trong một thời gian mà không thấy tình trạng được cải thiện, các mẹ bầu nên đi khám để được các bác sĩ tư vấn các loại thuốc trị táo bón an toàn có thể sử dụng. Tuy nhiên, tuyệt đối không tự ý sử dụng bất kì loại thuốc nhuận tràng nào nếu chưa có sự đồng ý của bác sĩ vì việc này có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe của cả mẹ và bé khi sử dụng.

Một số loại thuốc được các bác sĩ ưu tiên sử dụng cho mẹ bầu thường bao gồm thuốc nhuận tràng cơ học và thuốc nhuận tràng thẩm thấu. Đây là các loại thuốc có tác dụng nhanh, ít gây tác dụng phụ và an toàn khi sử dụng. Một số loại thuốc khác như nhuận tràng làm trơn, nhuận tràng làm mềm phân thường hạn chế sử dụng và đặc biệt các thuốc nhuận tràng kích thích được chống chỉ định sử dụng cho phụ nữ có thai do có thể gây ra hậu quả làm sảy thai hoặc sinh non ở các bệnh nhân này.

TÌM HIỂU THÊM:

Dược sĩ Lưu Anh

Dược sĩ Lưu Anh tốt nghiệp tại ngôi trường đào tạo hệ dược sĩ đại học danh giá nhất Việt Nam - Trường Đại học Dược Hà Nội. Sau một thời gian làm việc tại khoa dược của một bệnh viện lớn trên Hà Nội, Anh được mời làm biên tập viên của Trang thông tin sức khỏe về bệnh đường tiêu hóa