Khoai tây là một loại thực phẩm khá quen thuộc đối với mọi nhà. Ngoài các tác dụng bổ sung các dưỡng chất cần thiết, thì khoai tây từ lâu cũng được nhiều người sử dụng để trị táo bón. Vậy liệu rằng ăn khoai tây có thực sự chữa được táo bón như lời đồn hay không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc đó.
Khoai tây có thực sự chữa được táo bón?
Theo các nghiên cứu khoa học, khoai tây thực sự là một loại thực phẩm có tác dụng trị táo bón hiệu quả. Trong khoai tây có chứa rất nhiều tinh bột, các loại protein và vitamin như các vitamin nhóm B, vitamin C, do đó có tác dụng tăng cường chức năng hoạt động của hệ tiêu hóa, giúp cơ thể đào thải độc tố hiệu quả. Ngoài ra lượng chất xơ trong khoai tây còn giúp nhuận tràng hiệu quả, chữa trị và phòng tránh các bệnh liên quan đến đường ruột.
Ngoài các tác dụng trị táo bón, khoai tây còn mang lại lợi ích lớn trong việc cải thiện bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, sử dụng để giảm cân hiệu quả. Cùng với việc bổ sung các chất dinh dưỡng rất có lợi cho sức khỏe, đây là một loại thực phẩm nên được sử dụng một cách hợp lý.
Một số cách sử dụng khoai tây trị táo bón
Khoai tây kết hợp với gừng tươi trị táo bón
Sử dụng khoai tây với một vài lát gừng tươi là một phương pháp trị táo bón rất hiệu quả, vừa có tác dụng tốt cho đường tiêu hóa vừa tăng cường sức khỏe, đặc biệt đối với những người bị chân khí hư, thiếu máu.
Để chế biến khoai tây kết hợp với gừng tươi, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu: khoai tây khoảng 1 củ tươi, gừng tươi 1 củ nhỏ, ngoài ra có thể thêm 1 quả quýt nhỏ. Sau khi đã chuẩn bị đủ nguyên liệu, bạn đem khoai tây và gừng tươi rửa sạch, gọt vỏ và thái thành lát mỏng. Quýt bóc vỏ và bỏ hạt. Đem cả 3 trộn lẫn với nhau và ép lấy nước. Phần nước ép được sử dụng trước bữa ăn hàng ngày cho đến khi thấy tình trạng táo bón được cải thiện.
Giảm táo bón bằng chè khoai tây
Khoai tây đem chế biến thành món chè khoai tây vừa giúp ngon miệng dễ ăn vừa là một trong những phương pháp chữa táo bón cực kì hiệu quả. Nguyên liệu cần chuẩn bị để nấu một bát chè khoai tây thơm ngon và bổ dưỡng bao gồm:
Khoai tây tươi: 200g (khoảng 1 – 2 củ to).
Cà rốt: 100g (khoảng 1 củ to).
Đu đủ xanh: khoảng 100g.
Đường đỏ: khoảng 50g (nếu không có có thể thay bằng đường trắng, tùy khẩu vị của từng người mà khối lượng đường có thể thay đổi).
Sau khi đã chuẩn bị được đầy đủ nguyên liệu, tiến hành chế biến các loại thực phẩm như sau: khoai tây và cà rốt rửa sạch, sau đó gọt vỏ và thái thành từng khúc nhỏ. Đu đủ xanh tiến hành bỏ hạt, sau đó cũng gọt vỏ và cắt khúc nhỏ. Đem tất cả khoai tây, đu đủ, cà rốt cho vào nồi, thêm nước và nấu cho mềm. Thêm đường sao cho độ ngọt vừa ăn, vậy là nồi chè khoai tây đã hoàn thành.
Bạn nên ăn chè khoai tây 2 lần trong 1 ngày, sử dụng vào lúc đói, trước bữa ăn. Ăn liên tục 2 – 3 ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Uống nước ép khoai tây trước bữa ăn
Một cách trị táo bón bằng khoai tây khá đơn giản dễ làm nhưng mang lại hiệu quả tốt đó chính là uống nước ép khoai tây. Bạn chỉ cần chuẩn bị vài củ khoai tây tươi, sau đó đem rửa thật sạch, gọt vỏ và ngâm với nước để ra hết nhựa độc. Sau đó đem khoai tây giã nát hoặc cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn, rồi gạn lấy nước là đã có ngay nước ép khoai tây thơm ngon. Sử dụng trước bữa ăn hàng ngày với tần suất 3 lần/ngày để nhận được hiệu quả tốt nhất. Ngoài ra, đối với những người bị táo bón lâu năm và hay tái đi tái lại, nên uống nước ép khoai tây tươi trước khi đi ngủ, điều này giúp kích thích nhu động ruột và cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa.
Kết hợp khoai tây và mật ong
Khoai tây sử dụng kết hợp với mật ong cũng là một phương pháp chữa táo bón có tác dụng rất tốt. Mật ong có vị ngọt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt giải độc và thông đại tràng hiệu quả. Khi vào trong hệ tiêu hóa, mật ong có thể giúp hấp thu nước vào trong đường ruột, từ đó giúp phân trở nên mềm hơn và dễ dàng được đào thải ra ngoài. Ngoài ra đây còn được coi là một chất bôi trơn tự nhiên, giúp quá trình đại tiện trở nên dễ dàng, từ đó chữa táo bón hiệu quả.
Nguyên liệu cần chuẩn bị bao gồm:
Khoai tây: 1 – 2 củ to. Nên lựa chọn những củ khoai tây còn tươi, lành lặn, tránh những củ đã quá già, nảy mầm.
Mật ong: khoảng 2 – 3 thìa cà phê.
Cách làm khá đơn giản: khoai tây bạn đem rửa sạch, thái nhỏ sau đó đem đi xay nhuyễn, vắt lấy nước. Sau đó cho vào nồi, đun với lửa nhỏ cho đến khi quánh đặc lại. Khi đã đặc, thêm mật ong vào nồi và tiếp tục đun. Khi hỗn hợp trong nồi chuyển thành dạng cao đặc thì tắt bếp, để nguội rồi đổ vào lọ để sử dụng hàng ngày. Hỗn hợp khoai tây mật ong nên dùng vào lúc đói, mỗi ngày ăn 2 lần, mỗi lần khoảng 1 thìa cà phê. Kiên trì sử dụng khoảng 20 ngày để cải thiện hệ tiêu hóa hiệu quả, vừa chữa trị vừa phòng ngừa táo bón tái phát.
Cách chọn khoai tây trị táo bón đúng cách
Để khoai tây mang lại được hiệu quả tốt nhất khi sử dụng, các bạn cần biết cách lựa chọn khoai tây sao cho đúng. Một số bí quyết để lựa chọn được những củ khoai tây phù hợp có thể kể đến như:
- Khoai tây nên chọn những củ có vỏ mịn, trơn nhẵn, lành lặn, không xù xì ở vỏ. Những củ khoai khi cầm lên thấy nặng, chắc tay sẽ là những củ khoai tây ngon.
- Ngoài ra, những củ khoai tây có màu vàng ở vỏ cũng thường ngon và ngọt hơn so với những củ có màu hơi trắng.
- Không chọn những củ khoai tây có nhiều vết lồi lõm ở vỏ, có nhiều chấm hoặc nốt đen bởi đó là những củ dễ bị sâu, thối ở bên trong.
- Tuyệt đối không chọn và sử dụng những củ khoai tây đã nảy mầm hoặc có vỏ đã chuyển sang màu xanh. Bởi trong khoai tây đã mọc mầm, hàm lượng glycoalkaloid sẽ tăng lên một cách đáng kể và gây độc cho cơ thể, nhẹ thì gây nôn mửa, đau bụng, trong trường hợp nặng có thể gây hạ huyết áp, sốt, mạch nhanh và thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
Một số lưu ý khi sử dụng khoai tây trị táo bón
Khoai tây trị táo bón là một phương pháp khá hiệu quả, tuy nhiên để đạt được tác dụng tốt nhất, mọi người nên lưu ý một số điểm sau:
- Tuy khoai tây có tác dụng tốt đối với sức khỏe nhưng không nên quá lạm dụng sử dụng khoai tây để trị táo bón. Cần sử dụng với một lượng vừa đủ, tránh việc sử dụng quá nhiều vì có thể dẫn đến các rối loạn khác của đường tiêu hóa như đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy.
- Đối với nước ép khoai tây sống, cũng không nên quá lạm dụng. Mỗi lần uống với 1 lượng vừa phải để khoai tây phát huy được tác dụng tốt nhất.
- Khi chế biến khoai tây, không nên nấu quá kĩ, luộc quá nhừ vì có thể khiến các dưỡng chất trong khoai tây bị phá hủy. Nên sử dụng ngay khi vừa chín tới.
- Đối với các bệnh nhân có tiền sử hoặc đang mắc tiểu đường, với phụ nữ có thai thì nên hạn chế sử dụng khoai tây trị táo bón vì lượng nhỏ glycoalkaloid cũng có thể gây độc đối với các trường hợp này.
- Những người bị dị ứng với khoai tây cũng không được sử dụng khoai tây trị táo bón mà nên tham khảo các phương pháp khác có lợi hơn với sức khỏe.
Xem thêm: