Cà rốt có tác dụng gì với hệ tiêu hóa?
Cà rốt là loại củ thuôn dài, màu da cam, là loại thực phẩm thường xuyên được sử dụng trong món ăn của các gia đình. Tuy nhiên, bên cạnh vai trò làm thực phẩm, cà rốt còn có nhiều tác dụng hỗ trợ sức khỏe nói chung và hỗ trợ đường tiêu hóa nói riêng. Đối với đường tiêu hóa, cà rốt làm tăng cường tốc độ làm lành các tổn thương tại đường tiêu hóa nhờ bổ sung 1 lượng lớn vitamin cho cơ thể và vitamin này có thể tiếp xúc trực tiếp với bề mặt đường tiêu hóa nên tác dụng của nó sẽ nhanh và mạnh hơn. Cà rốt có chứa chất chống oxy hóa nên ngăn ngừa các bệnh về lão hóa và ung thư. Bên cạnh đó, trong cà rốt còn chứa nhiều loại chất xơ và pectin làm ổn định chức năng cho đường ruột. Như vậy, cà rốt rất tốt cho sức khỏe đường tiêu hóa.
Sự thật cà rốt trị táo bón được không?
Cà rốt có chứa rất nhiều các chất cần thiết cho cơ thể cũng như cho đường tiêu hóa như:
Beta caroten – chuyển thành vitamin A khi chúng được hấp thu vào trong cơ thể, ngoài ra cà rốt còn chứa các vitamin khác như các loại vitamin B, vitamin C bổ sung dưỡng chất cho cơ thể và chống lão hóa.
Ngoài những loại vitamin trên, cà rốt có chứa 1 lượng lớn chất xơ – là thành phần cực kì có lợi đối với đường tiêu hóa, khi sử dụng 1 lượng vừa phải chất xơ, sẽ kích thích làm tăng nhẹ nhu động ruột, tăng cường hấp thu và di chuyển thức ăn trong lòng ruột với tốc độ thích hợp. Chất xơ còn đóng vai trò kích thích nhẹ mạng lưới thần kinh ở ruột, kích thích nhu động đường ruột và tạo cảm giác muốn đi đại tiện. Với 1 lượng vừa đủ, chất xơ còn giảm nguy cơ táo bón.
Cà rốt cũng chứa lượng lớn pectin, đây là chất có khả năng trương nở mạnh trong nước, chúng sẽ hút nước và tạo thành thể chất nhầy nhớt, giảm ma sát của chất cặn bã đối với đường ruột. Khi đó pectin trương nở sẽ lẫn 1 phần trong chất cặn bã và làm cho phân trở nên mềm dẻo. Từ đó phân sẽ đi ra ngoài hậu môn, tạo điều kiện đại tiện dễ dàng hơn, tránh được táo bón. Nhờ những tác dụng trên, cà rốt được cho là rất thích hợp đối với người thường xuyên mắc phải chứng táo bón, người bệnh trĩ.
Không chỉ có tác dụng ngăn ngừa và điều trị táo bón, khi sử dụng cà rốt, người bệnh tiêu chảy cũng có thể làm thuyên giảm bệnh nhờ chất xơ làm giảm hàm lượng nước trong phân, đồng thời pectin hút bớt nước nên lượng nước trong phân giảm đáng kể.
Những vitamin bổ sung từ cà rốt còn làm tăng cường sức khỏe cho đường tiêu hóa, đặc biệt là các nhung mao tại ruột non. Đường ruột nhờ đó luôn được khỏe mạnh, hạn chế các bệnh về đường tiêu hóa, và bổ sung đủ dưỡng chất cho cơ thể, ngăn ngừa các bệnh thiếu dinh dưỡng.
Xem thêm: [Chia sẻ] Hạt Chia có chữa táo bón được không? Giá và cách sử dụng
Cách chữa táo bón bằng cà rốt
Uống nước ép cà rốt trị táo bón
Sử dụng nước ép cà rốt là cách trị táo bón nhanh và hiệu quả.
Nguyên liệu chuẩn bị: 1 củ cà rốt nặng khoảng 50g, còn tươi.
Tiến hành:
- Làm sạch củ cà rốt với nước, gọt hoặc cạo bỏ vỏ.
- Thái củ cà rốt thành lát, không cần quá mỏng.
- Cho toàn bộ lát cà rốt vừa thái vào máy xay, xay cho đến khi nhuyễn, có thể thêm 1 ít nước uống được vào trong quá trình xay để thu được nước ép vừa đủ.
- Đổ toàn bộ hỗn hợp vừa xay ra cốc, thêm một chút đường theo sở thích để dễ uống hơn.
Cách sử dụng: uống trực tiếp hỗn hợp vừa xay. Uống khoảng 300ml nước ép mỗi ngày chia 2 lần.
Giảm táo bón bằng sinh tố cà rốt
Sinh tố cà rốt là thức uống rất hấp dẫn và thơm ngon, không chỉ tốt cho sức khỏe mà thức uống này còn trị táo bón rất tốt.
Nguyên liệu chuẩn bị:
- Cà rốt tươi: 1 củ nặng khoảng 50g
- Đường tinh luyện: 1 thìa cà phê
- Táo tươi: 1 quả nặng khoảng 50g
- Nước cốt chanh: 1 thìa cà phê
- Lá rau cần tươi: 20g
Tiến hành:
- Cà rốt, táo và rau cần được rửa sạch với nước, cà rốt nên gọt hoặc cạo để bỏ vỏ.
- Thái 3 nguyên liệu trên thành nhát hay đoạn nhỏ để dễ xay.
- Cho tất cả các nguyên liệu trên vào máy xay, xay nhuyễn, thêm 1 ít nước sôi để nguội, đá xay vào máy trong quá trình xay để tạo thức uống thơm mát.
Cách sử dụng: uống trực tiếp sinh tố vừa xay trong 1 li khoảng 100ml đến 150ml. Mỗi ngày nên sử dụng 1 li, uống trong 3 ngày, táo bón sẽ biến mất.
Xem thêm: [CHIA SẺ] Những loại nước ép trái cây trị táo bón nhanh và hiệu quả nhất
Cháo cà rốt trị táo bón
Cháo cà rốt không những bổ sung cà rốt mà nó còn hỗ trợ hoạt động cho đường ruột. Tuy cháo cà rốt tiến hành có phần phức tạp hơn 2 thức uống trên, tuy nhiên cháo cà rốt lại có sức hấp dẫn riêng.
Nguyên liệu chuẩn bị:
- Cà rốt tươi: 3 đến 5 củ (200g)
- Rau bắp cải tươi: 100g
- Gạo tẻ: 100g
- Thịt heo nạc: 100g
Cách thực hiện:
- Rửa sạch cà rốt và rau bắp cải với nước, cà rốt cần phải được gọt hoặc cạo bỏ vỏ.
- Vo gạo tẻ với nước sạch, làm khô.
- Thịt heo nạc nên được rửa bằng nước sạch, ngâm nước muối trong 1 phút, sau đó lại rửa sạch với nước thường. Sau đó thái hoặc băm nhỏ thịt, ướp gia vị.
- Thái cà rốt thành hạt nhỏ như hạt lựu, rau bắp cải thái nhỏ.
- Nấu cháo bằng cách cho gạo tẻ đã vo vào nồi, đổ nước ngập gạo, nên đổ lượng dư nước để gạo nở đều và nở hết cỡ. Đun to cho đến khi nước sôi rồi đun nhỏ lửa để hạt gạo mềm và nở to.
- Cùng lúc đó, phi hành mỡ rồi xao qua thịt cho thịt vừa chín.
- Khuấy đều cháo sau khi cháo được tạo thành, nêm nếm gia vị cho vừa ăn.
- Thêm thịt đã xao và cà rốt vào cháo cho đến khi cà rốt chín đều.
- Sau đó thêm rau cải bắp đã thái vào, khuấy đều, bạn có thể thêm ít loại rau thơm như hành hoa đã thái nhỏ (sao cho hợp khẩu vị). Để lửa khoảng 1 phút rồi tiến hành tắt bếp.
Cách sử dụng: Để cháo nguội vừa ăn rồi tiến hành thưởng thức cháo cà rốt thơm ngon bổ dưỡng. Mỗi ngày bạn nên ăn 1 bát cháo cà rốt, sử dụng liên tục trong 3 đến 5 ngày, táo bón sẽ biến mất.
Ăn cà rốt gây táo bón nặng hơn khi?
Kết hợp cà rốt với gan động vật
Gan được biết là kho dự trữ sắt cho cơ thể. Sắt tuy cần thiết để tạo máu, tuy nhiên sắt lại được biết là tác nhân gây nóng trong, dễ gây ra táo bón. Cà rốt lại chứa rất nhiều chất xơ. Khi kết hợp cà rốt với gan động vật, sắt sẽ kết hợp với chất xơ trong đường ruột, gắn kết các chất xơ thành khối lớn, làm chúng khó khăn trong quá trình di chuyển trong đường ruột, và từ đó làm đại tiện càng thêm khó khăn.
Ăn cà rốt sống
Ăn cà rốt sống ví dụ như ăn cả củ cà rốt không qua chế biến như xay, nghiền nhỏ. Khiến cho các chất xơ trong củ cà rốt không được chia cắt đủ nhỏ. Chất xơ kích thước lớn trở nên khó di chuyển trong đường ruột, chúng còn làm thành mạng lưới giữ thức ăn bên trong nên cản trở tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng. Ăn cà rốt sống mà không kết hợp với nước sẽ khiến cho lượng pectin bổ sung lượng lớn đột ngột. Lượng nước ít khiến cho pectin hút hết nước trong phân, đồng thời chất xơ quá nhiều. Đây là yếu tố làm táo bón trở nặng.
Ăn cà rốt quá nhiều
Cà rốt có tác dụng trị táo bón hiệu quả, tuy nhiên đôi khi nó có tác dụng ngược lại nếu như bạn dùng cà rốt không đúng cách. Trường hợp cà rốt gây táo bón nặng hơn sẽ xảy ra khi bạn sử dụng quá nhiều cà rốt cùng lúc. Bởi trong cà rốt, hàm lượng chất xơ tương đối cao, nên cùng lúc đưa quá nhiều chất xơ vào trong đường ruột, kết hợp với chất cặn bã kết táo lại sẵn trong đường ruột làm cho phân có kích thước lớn, cứng rắn, khó đi qua hậu môn. Đồng thời pectin tăng cường hút lượng nước ít ỏi trong phân, làm phân bị mất nước, pectin cũng không đủ làm mềm phân, làm tình trạng táo bón trầm trọng hơn.
Cà rốt dùng chung với thủy hải sản có vỏ
Vỏ của hải sản, điển hình là vỏ tôm, được làm từ kitin. Đây là thành phần có khả năng tiêu hóa. Nhưng với tình trạng táo bón khiến cho đường ruột không đảm bảo chức năng như bình thường. Điều này khiến cho vỏ thủy hải sản không được tiêu hóa triệt để, chúng kết hợp với chất xơ – cũng là chất không thể được tiêu hóa, tích tụ lượng lớn trong phân, phân rắn chắc khó đi qua hậu môn.
Một số đối tượng bị táo bón không nên dùng cà rốt
- Người bị táo bón nặng, không thể đáp ứng điều trị khi chỉ sử dụng riêng với cà rốt.
- Người bị táo bón do tác dụng phụ của thuốc, lúc này cần đi gặp bác sĩ để có hướng xử trí phù hợp hơn là tự ý sử dụng cà rốt.
- Người bị táo bón do lạm dụng thuốc trị táo bón. Để khắc phục chứng táo bón, tốt nhất bạn nên chủ động thay đổi chế độ ăn uống, giảm hoặc ngừng sử dụng các thuốc trị táo bón.
- Người táo bón do tắc ruột bởi u phân, bởi nhiều kí sinh trùng trong đường ruột.
- Người già yếu, suy nhược cơ thể nghiêm trọng.
- Người bị táo bón đã sử dụng các thuốc trị táo bón dạng bổ sung chất xơ tự nhiên thì không nên sử dụng cà rốt bởi có thể gây tác dụng tắc ruột.
- Người bị viêm đại tràng mạn tính, người đang có tiêu chảy nặng.
Một số lưu ý khi sử dụng cà rốt trị táo bón
Cà rốt là loại “thuốc” tốt cho bệnh khó đi đại tiện. Tuy nhiên việc sử dụng cà rốt nên là một lượng vừa phải. Tránh lạm dụng cà rốt vì các lí do sau:
Ăn quá nhiều cà rốt sẽ gây táo bón cho bạn.
Nhiều cà rốt làm tăng lượng vitamin A trong cơ thể, vitamin A được tích lũy chủ yếu ở gan gây ngộ độc cho gan. Hơn nữa quá nhiều vitamin A gây ra chứng thừa vitamin với các biểu hiện vàng mắt vàng da, nhìn mờ, nhìn đôi, đau đầu do tăng áp lực nội sọ, mệt mỏi, khó tiêu, táo bón,…
Vì vậy, nên ăn lượng cà rốt vừa phải, từ 30g đến 50g cà rốt 1 lần, 2 lần đến 3 lần sử dụng trong tuần nếu như đường tiêu hóa bình thường.
Trước khi sử dụng cà rốt, bạn cần làm sạch cà rốt, đặc biệt là phần vỏ. Tuy nhiên nên cạo vỏ, tránh gọt vỏ sâu, bởi các dưỡng chất và vitamin tập trung chủ yếu ở lớp mô ngay dưới vỏ, gọt sâu làm mất lượng lớn vitamin.
Để sử dụng cà rốt đạt hiệu quả tốt nhất, bạn không nên ăn sống cả củ, bạn nên chế biến cà rốt với một ít dầu hoặc xay nghiền nhỏ để chất xơ được cắt mảnh nhỏ.